SCMP dẫn một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas, thành phố Austin cho biết, virus COVID-19 có xu hướng bám vào thụ thể tế bào người cao gấp từ 10 tới 20 lần so với virus SARS.
Nghiên cứu nói trên được công bố trên trang web bioRxiv vào ngày 15/2 vừa qua. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết cần phải nghiên cứu thêm về vai trò của tế bào thụ thể người trong quá trình khiến virus lây từ người sang người.
"So với virus SARS, virus COVID-19 dường như dễ lây từ người sang người hơn. Tính hấp thụ cao của COVID-19 đối với tế bào ACE2 ở người dường như có liên quan tới tỉ lệ lây nhiễm cao của loại virus này ở người".
Tới nay, dịch bệnh do virus COVID-19 gây ra đã lây nhiễm hơn 70.000 người và khiến 1.800 người tử vong.
Số người tử vong do COVID-19 tới nay đã gấp đôi con số do dịch SARS gây ra vào năm 2003 (813 trường hợp).
Nghiên cứu mới cũng cho thấy mặc dù miền liên kết với thụ thể (RBD) của COVID-19 có cấu trúc khá tương tự giống SARS, nhưng virus này không có liên kết đáng kể với ba kháng thể đặc hiệu cho virus SARS.
Thay vào đó, các nhà khoa học xác định rằng virus corona tăng đột biến lượng protein khi xâm nhập vào tế bào chủ trong quá trình lây nhiễm. Đây là khám phá quan trọng cho quá trình sản xuất vaccine, chẩn đoán bệnh.
"Do sự xuất hiện không thể thiếu của quá trình tăng đột biến protein, đây sẽ là mục tiêu mới cho quá trình sản xuất vaccine giúp vô hiệu hóa virus.
Việc hiểu rõ cấu trúc virus corona ở quy mô tế bào sẽ hỗ trợ các nhà khoa học thiết kế chính xác vaccine và tìm ra được thuốc chống siêu vi, tạo điều kiện phát triển các biện pháp đối phó với virus trong y tế".
WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với dịch bệnh do COVID-19 gây ra, đánh dấu lần thứ 6 tổ chức tuyên bố tình trạng này.
Hiện tại, không có phương pháp điều trị cụ thể cho virus corona nhưng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết vaccine cho căn bệnh có thể được hoàn thiện trong vòng 18 tháng tới.
Theo Tri Thức Trẻ