Anh Lương, một chàng trai 33 tuổi đến từ Hành Dương (Trung Quốc), là một người siêng năng và năng động. Nhà nhiều anh em, anh muốn kiếm thêm tiền để phụ giúp gia đình, may mắn là tay nghề của anh rất xuất sắc, được sếp ghi nhận nên chỉ cần có đơn hàng là anh sẽ được giao việc. Khối lượng công việc nhiều nên anh Lương cũng thường xuyên phải tăng ca hay thức khuya làm thêm giờ nhưng thu nhập hàng tháng cũng nhờ đó mà tăng lên nên anh cũng an tâm phần nào.
Mới mùa đông năm ngoái, anh Lương đã đến quán nước uống một tách cà phê để tỉnh táo khi làm việc ngoài giờ, nhưng sau khi uống cà phê, anh đột nhiên cảm thấy không khỏe, sắc mặt tái nhợt và trán đổ mồ hôi. Lúc này, đồng nghiệp nhận thấy điều bất thường thì vội vàng chạy đến, đưa anh Lương đến bệnh viện kiểm tra. Không ngờ bác sĩ phát hiện ra anh Lương đã bị ung thư dạ dày.
Trước tình hình bệnh đã ở giai đoạn nặng, tế bào ung thư di căn nhiều nơi, bác sĩ khuyến cáo nên điều trị bảo tồn, để cơ thể bớt tổn thương, không truyền hóa chất. Tuy nhiên, cuối cùng anh Lương cũng qua khỏi sau 3 tháng điều trị tích cực.
Trong quá trình chăm sóc anh Lương, các bác sĩ đã tìm hiểu bệnh sử và phát hiện anh có một thói quen rất xấu từ khi đi học đến nay đó là hay uống cà phê, khi học/làm rất dễ buồn ngủ nên để giúp bản thân tỉnh táo, anh uống cà phê mỗi ngày, bất kể sáng, trưa hay tối, mỗi ngày ít nhất là 3 cốc. Tuy nhiên, việc uống nhiều cà phê - loại thức uống kích thích, sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây đau, loét dạ dày, rồi tiến triển thành ung thư dạ dày.
Thực tế, một số nghiên cứu đã khẳng định rằng vị đắng của cà phê có khả năng kích thích sản xuất axit dạ dày. Đó là lý do làm nhiều người tin rằng uống cà phê gây đau dạ dày, làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có ở dạ dày như hội chứng ruột kích thích (IBS), và gây ra một số triệu chứng như ợ nóng, loét, buồn nôn, trào ngược axit, khó tiêu, thậm chí gián tiếp dẫn đến ung thư dạ dày.
Trong cà phê có chứa:
- Caffeine là một chất kích thích tự nhiên có trong cà phê giúp bạn trở nên tỉnh táo hơn, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể làm tăng tần suất các cơn co thắt ở hệ tiêu hóa. Điều này chỉ ra rằng caffeine có khả năng kích thích mạnh với các cơ quan phía dưới của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra caffeine có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây đau dạ dày nếu nó đặc biệt nhạy cảm.
- Axit cà phê cũng có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày. Cà phê chứa nhiều axit như axit chlorogen và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide, đã được chứng minh là làm tăng sản xuất axit dạ dày.
Ngoài ra, có 2 loại thực phẩm nên ăn càng ít càng tốt để tránh hại dạ dày
1. Hạt chanh dây
Tại sao chanh dây có liên quan đến các vấn đề về dạ dày? Đó là do trong chanh dây có rất nhiều hạt, những hạt này sau khi chúng ta nhai sẽ vào dạ dày để tiêu hóa nhưng do nhai chưa kỹ, hạt sẽ làm trầy xước niêm mạc dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
2. Cà chua với lượng lớn
Cà chua là loại thực phẩm có tính axit nhưng nhờ công dụng chống oxy hóa và làm trắng da tương đối lớn nên nhiều người sẽ mù quáng chạy theo xu hướng để ăn cà chua một cách quá đà. Tuy nhiên người bị axit dạ dày không được ăn nhiều cà chua bởi nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và cũng sẽ kích thích tiết nhiều axit dịch vị, từ đó kích thích, phá hủy niêm mạc dạ dày, cuối cùng dẫn đến nhiều vấn đề về dạ dày.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy, BV ĐKQT Vinmec
Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/nguoi-dan-ong-33-tuoi-qua-doi-sau-3-thang-phat-hien-ung-thu-da-day-nguyen-nhan-xuat-phat-tu-loai-do-uong-nhieu-nguoi-su-dung-hang-ngay-162221302192420231.htm
Theo ttvn.vn