Ảnh minh hoạ
7. Ghi nhận cảm xúc của con
Dạy con gọi đúng tên của cảm xúc là cách giúp trẻ chuyển tâm trạng của mình thành lời nói. Ví dụ, khi đang nói về câu chuyện nào đó, cha mẹ có thể dừng lại và hỏi trẻ: "Nghe như vậy, con có buồn không" hoặc "Con có sợ không?".
Tiến sĩ Huebner khuyên các cha mẹ đừng bao giờ gạt bỏ cảm xúc của con: "Bạn có thể giảm thiểu nỗi sợ hãi lo lắng của con bằng câu "Đừng sợ", "Đừng lo", nhưng bạn hãy nhớ rằng, bất cứ điều gì con đang cảm thấy đều là thật và có giá trị. Trẻ em cần phải "cảm thấy" trước khi có thể chuyển qua việc xử lý cảm xúc và giải quyết vấn đề".
8. Tập trung lắng nghe
Một nguyên tắc quan trọng khi nói chuyện với con là tập trung lắng nghe. Bạn cần nhìn thẳng vào mắt con khi nói chuyện, tránh làm việc riêng như dùng điện thoại, xem tivi hoặc đọc sách.
Nếu trẻ nói chuyện nhưng bạn không tập trung lắng nghe, các em sẽ cảm thấy lời nói của bản thân không có trọng lượng và cha mẹ không quan tâm cuộc trò chuyện này.
9. Cho phép trẻ bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân
Một số cha mẹ cảm thấy khó khăn khi để con bày tỏ ý kiến cá nhân. Lý do là họ cảm thấy điều này đang hạ thấp quyền lực của người làm cha mẹ, hoặc họ sợ trẻ nghĩ rằng cha mẹ đang nhượng bộ con cái.
Tuy nhiên, nguyên tắc để xây dựng một cuộc trò chuyện bình đẳng là cả hai bên đều được bày tỏ quan điểm cá nhân. Bạn cần lắng nghe và cho phép trẻ nói nhiều hơn.
Nếu trẻ đưa ra quan điểm chưa tốt, cha mẹ có thể phân tích cái đúng, cái sai để trẻ hiểu và rút kinh nghiệm. Những đứa trẻ biết thảo luận sẽ học được cách suy nghĩ trước khi nói, đồng thời xây dựng kỹ năng đưa ra quyết định và quản lý cảm xúc.
Link gốc: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguyen-tac-khi-noi-chuyen-voi-con-cha-me-can-nam-long-nhieu-nguoi-pham-sai-lam-khien-tre-phai-cam-thay-so-hai-va-tu-do-khong-dam-noi-chuyen-voi-cha-me-172220704155600458.htm
Theo ttvn.vn