5. Dạy con bằng ngôn ngữ của trái tim
Một trong những thứ mà trẻ cần giúp và cần được dạy đó là có thể sử dụng ngôn ngữ để nói ra những cảm nhận của mình, ví dụ như "Con thấy buồn/tức giận quá". Khi con đã nói ra được cảm xúc, con ít có khuynh hướng sử dụng cơ thể để la hét hay đập phá để thể hiện nhu cầu của mình. Nếu chúng ta muốn con thể hiện bản thân một cách văn minh, chúng ta cần bắt đầu bằng cách dạy con từ ngữ để sử dụng.
Trẻ mẫu giáo là đại diện cho sự kỳ diệu và vẻ đẹp rất sơ khai trong sự phát triển của con người. Con tiến hóa từ những "sinh vật" bốc đồng nhất-quả-đất thành những con-người-văn-minh chỉ trong vài năm. Cha mẹ có vai trò quan trọng trong quá trình này để bù đắp sự non nớt của con, hướng con tới những hành vi văn minh và tiếp tục chăm sóc con những năm sau đó.
Có một thứ ngôn ngữ khác nữa ngoài những gì chúng ta nói hay giao tiếp hàng ngày với con: đó là ngôn ngữ của trái tim, từ trái tim. Mọi đứa trẻ cảm nhận được yêu thương và sống trong yêu thương, rồi dần dà cũng sẽ tự điều chỉnh được hành vi của mình theo-cách-mà-nó-phải-thế.
Khi chúng ta làm tròn phận sự của mình, thì tự nhiên sẽ tự khắc thực thi phần còn lại và giúp con lớn lên – theo cách lành mạnh nhất có thể.
Tin là, bố mẹ thay đổi, con sẽ thay đổi.
Vài nét về tác giả:
Chị Linh Phan là một chuyên gia tư vấn phụ huynh theo chứng chỉ PCI Certified, đồng thời là tác giả cuốn sách "Mẹ Việt nuôi dạy con kiểu Bắc Âu". Theo Linh Phan, làm cha mẹ tốt nhất đối với con và đối với chính mình là khi tin vào bản năng của mình.
Với mong muốn mang đến nhiều hơn giá trị cho cộng đồng và nền giáo dục nước nhà, chị Linh sáng lập dự án Raised Happy nhằm cung cấp kiến thức hữu ích, giúp đỡ các bố mẹ có cuộc sống ôn hoà, bình tĩnh trên hành trình nuôi dưỡng những em bé hạnh phúc, biết lắng nghe, hợp tác và tích cực.
Hiện chị Linh đang sống, làm việc tại Na Uy và là mẹ của 2 em bé Ốc và Sò.