Ảnh minh họa
Bạn tôi là giáo viên dạy Toán tại một trường tiểu học ở Thành Đô với hơn 20 năm kinh nghiệm. Sau khi xem mấy bài kiểm tra Toán của đứa trẻ, bạn nói: "Các bạn thấy đấy, những câu hỏi này rất giống nhau, nếu thay đổi điều kiện một chút thì cháu sẽ không làm được". Người thầy nói rằng học Toán cũng giống như xây một tòa nhà cao tầng, nền móng rất quan trọng! Nền móng không vững chắc, ngay cả nhà gỗ cũng dễ dàng sụp đổ".
Làm thế nào để xây dựng nền móng cho đứa trẻ này? Đó là: Hãy phát triển tư duy Toán học của mình trước đã! Tư duy Toán học là nền tảng.
Tư duy Toán học quan trọng ra sao?
Người thầy nhìn những hạt đậu phộng trên bàn và hỏi: Nếu A có 4 hạt đậu phộng và B có 10 hạt đậu phộng, B cho A bao nhiêu hạt đậu phộng thì số hạt đậu phộng của cả hai người bằng nhau? Câu hỏi này không khó, đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi trả lời. Người thầy hỏi lại: B cho A bao nhiêu hạt đậu phộng để A có nhiều hơn B 3 hạt đậu phộng?
Lúc này, đứa trẻ hoàn toàn chết lặng. Thầy giáo hướng dẫn và bảo, tổng số hạt đậu không thay đổi, số hạt B giảm = số hạt A. Cháu đã học được phương trình, cháu phải làm gì? Đứa trẻ nghe xong liền hiểu ra! Sau này, giáo viên hỏi thêm một số câu hỏi về tư duy Toán học để kiểm tra, hầu hết các câu hỏi đã được trả lời.
Sau này, người thầy nói rằng cháu vẫn rất thông minh nhưng tư duy Toán học hơi kém, nên rèn luyện. Tư duy Toán học là quá trình đánh giá, phân tích, tìm hiểu bản chất của vấn đề và vận dụng tư duy để giải quyết vấn đề đó. Tư duy Toán học không có sẵn mà cần cả quá trình rèn luyện nghiêm túc. Vậy nên, để học tốt môn Toán, trước hết người học cần có tư duy tốt. Khi đó, thay vì ghi nhớ các khái niệm và công thức một cách bị động, trẻ sẽ biết cách phân tích và đánh giá các khái niệm ở mức độ sâu hơn, nắm rõ bản chất và nhớ lâu hơn.
Sun Yidong, 12 tuổi nhưng cậu bé đã đoạt giải Toán từ năm 4 tuổi. Đến nay, em đã giành được 5 chức vô địch Toán học quốc gia và 20 giải nhất. Trước kết quả xuất sắc của con trai, người mẹ khiêm tốn nói: "Con tôi rất bình thường nhưng tư duy Toán học lại nhỉnh hơn một chút so với các bạn cùng lứa".
Từ khi 4 tuổi, đứa trẻ đã bắt đầu đọc sách tư duy, chơi các trò chơi tư duy và thực hiện các khóa huấn luyện tư duy đặc biệt. Nhiều trường hợp thực tế cho chúng ta biết rằng khả năng tư duy Toán học sẽ đồng hành cùng trẻ trong suốt cuộc đời, nếu thiếu khả năng này thì việc học tập và việc làm sau này của các em sẽ bị hạn chế. Suy cho cùng, việc học Toán tốt bằng cách học thuộc lòng là điều gần như không thể! Nhưng nếu bạn có kỹ năng tư duy Toán học tốt thì mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác.
Nghiên cứu của Đại học Michigan ở Hoa Kỳ đã khẳng định rằng ngay cả những đứa trẻ bình thường cũng có thể cải thiện khả năng tư duy Toán học của mình, miễn là cha mẹ kiên nhẫn và có phương pháp.
Các cách phát triển tư duy Toán học cho trẻ
Cách để rèn luyện cho trẻ khả năng tư duy Toán học hiệu quả nhất đó chính là thông qua các trò chơi như Sudoku, giải ô chữ, ghép tranh,… sẽ giúp trẻ phát triển khả năng suy luận, nhanh nhạy hơn.
Các bậc phụ huynh cũng nên cho con đọc sách phát triển tư duy. Điều này giúp trẻ có thói quen lành mạnh, tăng khả năng tập trung hơn, kiên nhẫn hơn và lập luận tốt hơn. Thay vì đưa ra các đề Toán khô khan thì bố mẹ nên khéo léo lồng ghép các câu đố vận dụng trong cuộc sống để tăng tính thực tế.
Luyện khả năng lập luận qua các bài Toán IQ cũng là một cách rất tốt để phụ huynh đánh giá, kiểm tra khả năng tư duy Toán học của trẻ. Từ kết quả những bài kiểm tra IQ đó, phụ huynh rút kinh nghiệm trong quá trình dạy con và đưa ra định hướng hiệu quả hơn trong thời gian tiếp theo. Phụ huynh cần cho trẻ tư duy Toán học bằng cách viết tay để rèn luyện tính tỉ mỉ, khả năng tập trung cao độ, đồng thời giúp trẻ không quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ hiện nay.
Cha mẹ cũng nên quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe thể chất của trẻ, đặc biệt là rèn luyện và phát triển trí não. Điều đó đòi hỏi phụ huynh cần lên thời gian biểu tỉ mỉ, phân chia thời gian học và thời gian rèn luyện sức khỏe cho trẻ hợp lý hơn. Đồng thời, bổ sung vào các thực đơn hàng ngày của trẻ các dưỡng chất tốt cho sự trí não.