Làm thông thoáng không khí trong nhà
Bạn cần mở cửa sổ để làm thông thoáng không khí trong nhà. Không nên đóng kính tất cả cửa trong nhà, bạn cần để cho không khí cũ trong nhà thoát ra ngoài và đón làn gió mới trong lành hơn, không khí trong lành ở bên ngoài vào nhà, điều đó tốt cho sức khỏe của chính gia đình bạn. Nếu nghĩ rằng đóng cửa để bụi bẩn, khí độc hại không vào nhà được thì bạn an toàn là không đúng.
Ngay trong nhà, với những sản phẩm, máy móc bạn sử dụng cũng thải ra các khí và chất độc hại mà bạn không nghĩ đến như khí radon, một loại khí độc, được cho là có nguy cơ gây ung thư phổi. Khí radon là sản phẩm của một quá trình phân rã uranium trong tự nhiên, khí thoát lên từ long đất, qua những kẽ hở của nền nhà. Trong các loại vật liệu xây dựng cũng có chứa chất khi phân hủy sẽ thoát ra loại khí này, những nơi được coi là dễ bị tích tụ khí này trong nhà là phòng ngủ và phòng làm việc.
Ngoài ra, khí các bon mo-no-xit, khí clo từ những hóa chất dùng trong việc tẩy rửa của gia đình cũng tụ lại trong không khí. Vì thế nên thường xuyên mở cửa để không khí được lưu thông và làm cho không khí trong nhà được trong sạch hơn thoáng mát hơn.
Tăng thông gió
Nhà thông gió làm giảm độ ẩm, nhưng không có nghĩa mở tất cả cửa sổ để không khí ô nhiễm ngoài trời xâm nhập vào không gian sống. Thay vào đó, bạn cài đặt các lỗ thông hơi nhỏ để làm sạch và tận hưởng không khí trong lành vào trong nhà. Có thể sử dụng quạt hút giúp mang không khí ô nhiễm ra ngoài.
Ảnh minh họa |
Hút bụi thường xuyên
Hút bụi thường xuyên là cách đơn giản để bạn loại bỏ bụi bẩn trong nhà. Những bụi bẩn này nếu không bị loại bỏ sẽ ảnh hưởng tới sự hô hấp của bạn, về lâu dài sẽ làm suy giảm sức khỏe của bạn.
Tránh nấm mốc
Nấm mốc thường xuất hiện ở những nơi như phòng tắm, tầng gác, tầng hầm hay trên gỗ và thảm. Nấm mốc là tác nhân gây ra các triệu chứng khiến bạn dị ứng, ngứa ngáy. Vì thế, bạn nên giữ cho độ ẩm trong nhà dưới 60% để tránh bị nấm mốc. Những nơi thường xuyên sử dụng nước như nhà tắm, bồn rửa chén không nên để đọng nước. Phòng tắm nên được mở cửa thường xuyên để trở nên khô thoáng. Đối với bồn rửa chén, khi có chén bẩn nên rửa ngay, tránh để qua đêm, sẽ gây mùi khó chịu.
Đặt cây xanh
Cây xanh có tác dụng lọc không khí cực kỳ tốt. Việc để các chậu cây xanh trong nhà sẽ giúp cân bằng độ ẩm. Hoặc nó còn có tác dụng lọc bỏ các chất độc hại trong nhà như benzen từ khói thuốc lá, formaldehye có trong thảm trải. Nên chọn những loại cây lá xanh và không có hoa như: Cây trầu bà, phú quý, lưỡi hổ, kim tiền... chú ý không nên đặt quá nhiều cây trong nhà, sẽ không tốt khi về đêm.
Điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ
Độ ẩm cao có thể làm phát sinh ra các loại nấm mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Để kiểm soát được các loại vi khuẩn và nấm mốc, hãy duy trì nhiệt độ trong nhà trong khoảng 18-22°C và độ ẩm từ 40-50%.
Giặt sạch các đồ dùng cần thiết
Để ngăn chặn sự sinh sôi của các loại bọ ve, hãy giặt giũ sạch sẽ gối và khăn trải giường thường xuyên. Thảm trải nhà là nơi tích trữ một lượng bụi bẩn lớn, vì vậy phải làm sạch chúng liên tục. Ngoài ra, hãy sử dụng thuốc tẩy để đánh bật các vết bẩn trên nệm
Nến sáp ong
Nến sáp ong hoạt động như máy lọc không khí tự nhiên, làm ion hóa không khí và trung hòa các hợp chất độc hại. Bên cạnh việc cải thiện chất lượng không khí ở nhà, nến cháy chậm nên bạn không cần phải thay chúng thường xuyên. Trên thực tế, nến sáp ong nguyên chất cháy gần như không có khói hoặc mùi hương, đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân hen và loại bỏ chất gây dị ứng phổ biến như bụi từ không khí. Tránh dùng nến paraffin có nguồn gốc từ dầu mỏ.
Sử dụng tinh dầu
Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, đốt tinh dầu giúp khử hơi và khí độc hại trong nhà.
Ảnh minh họa |
Trong đó, dầu tràm là một loại dược liệu truyền thống có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc được điều chế từ tinh chất α-Terpineol có trong dầu tràm để ức chế các loại virus cúm. Hay tinh dầu bạch đàn (tên gọi khác là khuynh diệp, tên khoa học là Eucalyptus) cũng là một lựa chọn tốt. Bạch đàn được chiết xuất để điều trị các bệnh về đường hô hấp, có thể diệt khuẩn, loại bỏ nhiều chất độc hại trong không khí.
Dùng Backing soda, than hoạt tính
Backing soda có đặc tình hút ẩm đồng thời tạo môi trường không khí quay về trạng thái trung tính. Than hoạt tính lại có chức năng lọc bụi bẩn, khả năng hấp thụ mùi hôi cũng rất tốt. Rắc bột nở lên thảm để qua ngày rồi dùng máy làm sạch hay cho bột than hoạt tính vào tô rồi để ở góc phòng sẽ giúp thank lọc khí.
Phơi khô quần áo dưới ánh sáng mặt trời
Không nên sấy khô quần áo trong nhà mà hãy để cho quần áo khô tự nhiên ngoài trời ít nhất một giờ. Các loại hóa chất được sử dụng trong các sản phẩm làm sạch khô có thể ảnh hưởng lớn đến không khí trong nhà.
Tránh hút thuốc trong nhà
Khói thuốc lá cũng chứa một lượng lớn formandehyde. Do đó, cần phải hạn chế tối đa việc hút thuốc trong nhà
Hạn chế các sản phẩm gia dụng chứa các chất độc hại
Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất tẩy rửa tổng hợp, thuốc trừ sâu, thước khử trùng vì chúng có chứa các hóa chất độc hại có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nên sử dụng các sản phẩm dầu gội, xà phòng hay các loại mỹ phẩm được chiết suất tự nhiên.
Vệ sinh các đồ đạc trong nhà làm từ vải
Ghế sofa là nơi các thành viên trong gia đình tiếp xúc nhiều nhất. Bởi vậy chúng ta cần làm sạch sofa thường xuyên. Ngoài ra, khăn nhà bếp cần phải được giặt sạch bằng nước nóng ít nhất một tuần một lần để loại bỏ vi khuẩn phát triển trên những bề mặt ẩm ướt.
Không khí bị ô nhiễm là khi có chứa vi khuẩn, vi rút, bụi bẩn, phân tử gây mùi, tác nhân gây dị ứng... Trong khi hệ hô hấp của chúng ta lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi những chất có hại trong luồng không khí mà chúng ta đang hít vào mỗi ngày. Luôn giữ cho không khí trong nhà được trong sạch là cách chúng ta bảo vệ mình khỏi bệnh dịch.
Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp