Ảnh minh họa
Trên thực tế, tiền lương ở các thành phố lớn khá cao, có nhiều cơ hội việc làm cho nhân viên phục vụ, gia sư... nhưng Giai Giai không muốn làm những công việc mà mọi người coi thường. Cô vẫn dựa vào cha mẹ mình.
Vài năm sau, Giai Giai trở về quê khi cha mẹ không còn chu cấp được. Cô cảm thấy xấu hổ và không muốn ra ngoài, vì vậy cứ trốn ở nhà và trở thành một "đứa trẻ khổng lồ". Cô con gái đáng tự hào trong mắt cha mẹ, không ngờ có một kết quả như vậy.
Hai khiếm khuyết của những đứa trẻ "giàu có giả tạo"
Con nhà giàu có phải đều sống sung sướng, dư dả không? Tất nhiên là không. "Con nhà giàu ai cũng được ăn ngủ trên đống đồ hiệu, "mưa không đến mặt, nắng không đến đầu", đó chỉ là tưởng tượng của chúng ta thôi. Nhiều gia đình giàu có coi trọng việc trau dồi năng lực của con cái hơn hết, và họ rất sẵn lòng để con cái phải chịu thiệt thòi.
Cha mẹ của những gia đình bình thường dựa vào đồng lương ít ỏi của mình "làm giàu giả tạo" để nuôi dạy con cái, điều này sẽ chỉ đẩy những đứa trẻ vào cảnh khốn cùng. Khi những đứa trẻ được nuôi dưỡng và lớn lên trong sự "giàu có" như vậy, sẽ có hai khuyết điểm lớn trong tính cách, khiến chúng khó thành công.
1. Kiêu ngạo nhưng khả năng nhận thức còn hạn chế
Hiện nay nhiều trẻ không sinh ra là công chúa nhưng mắc "bệnh công chúa", một phần vì sự nuôi dạy của cha mẹ. Kiêu căng nhưng thực chất tầm thường, không chịu học hành và làm việc chân chính, suốt ngày nghĩ đến việc làm giàu qua một đêm, nghĩ đến việc hưởng thụ cuộc sống xa hoa, như vậy sẽ không có tương lai tốt đẹp.
2. Khả năng chống chọi với thất bại hạn chế
Kiểu người nào có nhiều khả năng thành công nhất? Những người có kỹ năng đặc biệt là những người dễ thành công nhất. Có người coi thường "phú nhị đại" ("thế hệ siêu giàu thứ hai", cụm từ này dùng để chỉ tầng lớp các cậu ấm cô chiêu được sống cuộc sống xa hoa từ trong trứng nước) bởi có tài nguyên sẵn sàng, quá dễ để thành công. Nhưng có một người cha tốt là ưu điểm lớn nhất của họ, nếu gia tộc có tài nguyên mà không sử dụng, họ chính là kẻ dại dột.
Cũng không thiếu những tấm gương xuất thân từ gia đình nghèo khó, họ tự lập làm giàu dù có gia cảnh bình thường, thậm chí nghèo khó. Thành công của họ một mặt là không ngừng học hỏi, biết nắm bắt cơ hội, một mặt quan trọng hơn là tinh thần bất khuất.
Còn đáng thương và đáng giận nhất là những đứa trẻ ở giữa được "làm giàu giả tạo": không có tài sản của người giàu, cũng không có những thiếu thốn mà con nhà nghèo phải chịu. Nhiều người vì thế suy sụp, bỏ bê học hành, dừng sự nghiệp.
Cha mẹ yêu thương con cái, có thể đáp ứng càng nhiều càng tốt nhu cầu sinh hoạt cơ bản và nhu cầu học tập. Nhưng nếu không thể làm hài lòng con, đừng từ bỏ mọi thứ để phục vụ chúng. Đồng thời cũng đừng làm tổn thương con, chỉ cần thẳng thắn nói với con rằng: "Nếu con muốn sống có lý tưởng, hãy tự mình làm việc chăm chỉ".
Điều cha mẹ phải làm là ngưng so sánh, thay vào đó hướng dẫn con cái thiết lập quan điểm đúng đắn và những quan niệm đạo đức tốt đẹp, khuyến khích con trau dồi và phát triển thế mạnh của mình.