Rau củ khi chưa được nấu chín có rất nhiều chất mà khi đưa vào cơ thể sẽ không thể chuyển hóa được. Một số loại rau củ thô khi sử dụng còn làm cho hệ tiêu hóa bị suy yếu, nhiệt độ của cơ thể bị giảm xuống, có thể gây vô sinh, mất ngủ, rụng tóc và xuất hiện các bệnh về răng miệng.
Mặt khác, khi các thức ăn chưa được đun nóng qua lửa, rất nhiều vi khuẩn có trong rau củ sẽ xâm nhập vào cơ thể gây nên các bệnh đường ruột như bệnh tiêu chảy, tả lỵ… nhất là với các loại rau củ dưới đây:
Măng
Măng là nguyên liệu cho nhiều món ăn khoái khẩu, tuy nhiên chất glucid trong măng khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo thành loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên chất độc này sẽ bị triệt tiêu dễ dàng khi được nấu sôi.
Trước khi nấu món ăn từ măng, bạn cần xắt lát mỏng đem luộc với nước sôi, trong khi luộc không nên đậy nắp nồi. Sau đó vớt ra rửa sạch dưới vòi nước lạnh rồi mới đem nấu như bình thường.
Các loại đậu
Đậu nành, đậu tây, đậu tây đỏ, đậu tây trắng và các loại đậu khác có hàm lượng hemagglutinin cao. Ăn sống những loại đậu này có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy trong thời gian ngắn, và một lượng lớn chúng dễ gây ra bệnh thiếu máu huyết tán.
Hạt đậu tằm có tác động nhất định tới cơ thể con người, phổ biến nhất là hội chứng tán huyết dị ứng sau khi ăn đậu tươi. Biểu hiện gồm có vàng da, gan to, nôn mửa, sốt, thiếu máu… nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong. Thời gian ngộ độc thường xảy ra từ 4 – 24h sau khi ăn phải đậu tằm sống.
Bạch quả
Thành phần độc hại chính của bạch quả là 4-O-methylpyridoxine, được gọi là độc tố bạch quả, là chất đối kháng với vitamin B6, có thể gây nôn mửa, chuột rút kịch phát, tê liệt thần kinh, và các triệu chứng nghiêm trọng gây chết người. Nó phải được nấu chín trước khi ăn, và số lượng không được quá lớn, nên được kiểm soát trong vòng mười viên. Bạch quả chứa độc tố bạch quả và cần được nấu chín trước khi ăn.
Khoai tây nảy mầm
Để ngăn ngừa ngộ độc, khoai tây khi mua về cần được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát để tránh nảy mầm. Khi ăn, nếu thấy phần nảy mầm hoặc bề mặt khoai tây có màu đen hoặc xanh thì tốt nhất không nên ăn.
Cà chua xanh
Cà chua là loại rau quả rất giàu vitamin và bổ dưỡng. Nếu muốn sử dụng cà chua hiệu quả nhất, đặc biệt trên phương diện chống oxy hóa và ngăn chặn ung thư, các bệnh mạn tính thì bạn nên nấu chín cà chua.
Vì khi ăn sống bạn sẽ không hấp thụ được chất chống oxy hóa có trong cà chua.
Khoai mì (sắn)
Trong thực tế, các trường hợp bị ngộ độc do khoai mì không hiếm gặp, vậy nên hầu hết mọi người đều có tâm lý cẩn thận khi chế biến loại củ giàu tinh bột này. Cụ thể, khoai mì sống chứa glucosides cyanogenic kích thích sản xuất chất hydrogen cyanide rất độc, nếu một người ăn 150 đến 300 gram khoai mì sống sẽ dẫn đến nguy cơ ngộ độc rất cao, thậm chí gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Trước khi nấu, hãy lột vỏ khoai mì rồi ngâm vào nước (nước vo gạo càng tốt). Khi luộc cần mở nắp nhiều lần để độc tố bay hơi phần nào, khi ăn nếu thấy đắng thì bỏ đi.
Rau chân vịt
Mọi người đều biết rau chân vịt có chứa rất nhiều axit oxalic. Khi ở trong ruột loại axit này sẽ kết hợp với canxi hình thành oxalat canxi. Nó sẽ gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt canxi.
Do vậy rau chân vịt bắt buộc phải nấu chín để loại bỏ bớt axit oxalic để không cản trở việc hấp thụ canxi. Khi được nấu chín, ăn rau chân vịt sẽ hấp thụ nhiều sắt, canxi và magie hơn
Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt. Nhưng nếu ăn mộc nhĩ tươi sau đó tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ngứa, phù nề hoặc thậm chí gây hoại tử da. Bên cạnh việc nấu chín thì trước khi chế biến, bạn không nên ngâm mộc nhĩ quá lâu trong nước và không ngâm trong nước nóng nhằm tránh làm mộc nhĩ biến chất hoặc sản sinh chất độc.
Lưu ý khi chế biến rau củ
Có một số loại rau củ sử dụng hàng ngày rất thô cứng và khó tiêu hóa khi chưa được nấu chín. Vì vậy để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn thì mọi người cần nấu chín các loại rau củ trước khi sử dụng. Để các chất dinh dưỡng trong rau củ không bị mất đi trong quá trình chế biến và nấu, chúng ta nên nấu rau củ ở lửa nhỏ. Mặt khác, nếu duy trì một mức nhiệt độ ổn định và tăng đều thì các chất dinh dưỡng có trong rau củ khi hấp thụ vào cơ thể sẽ dễ dàng hơn. Nhưng chỉ nên nấu rau củ ở mức vừa chín tới, không nên đun lâu quá hoặc đun cháy sẽ sinh ra rất nhiều chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe.