Những lợi ích mà người lao động có thể được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Nghị định 38/2022/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng có hiệu lực từ 1/7, theo đó sẽ có thêm nhiều lợi ích mà người lao động có thể được hưởng.

Mức trợ cấp thất nghiệp mà NLĐ nhận được sẽ tăng khi lương tối thiểu vùng tăng. Ảnh minh hoạ.

Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng thì mức hưởng 05 lần mức lương tối thiểu vùng khi nhận trợ cấp thất nghiệp cũng tăng theo như sau:

+ Vùng I: 23.400.000 đồng;

+ Vùng II: 20.800.000 đồng;

+ Vùng III: 18.200.000 đồng;

+ Vùng IV: 16.250.000 đồng.

Điều chỉnh lại các địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng

Căn cứ Phụ lục ban hành kèm quy định về thay đổi danh mục địa bàn như sau: 

- Điều chỉnh địa bàn từ Vùng 2 lên Vùng 1 đối với: Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai. 

- Điều chỉnh địa bàn từ Vùng 3 lên Vùng 2 đối với: các thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình; thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An; thị xã Hòa Thành thuộc tỉnh Tây Ninh; thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu; thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long. 

- Điều chỉnh địa bàn từ Vùng 4 lên Vùng 3 đối với: các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh; các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An; huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu; huyện Mang Thít thuộc tỉnh Vĩnh Long. 

Ngoài ra, do có sự điều chỉnh lại các địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng mà nhiều nơi được tăng lương tối thiểu vùng đến 760.000 đồng/tháng, cao hơn theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022 tăng thêm từ 180.000 – 260.000 đồng/tháng. 

Cụ thể, theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, có một số thay đổi về địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022, đơn cử như:

- Từ vùng II lên vùng I: Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), huyện Xuân Lộc (Đồng Nai).

Với những địa bàn này, lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng (tăng 760.000 đồng/tháng).

- Từ vùng III lên vùng II: Các thị xã Quảng Yên, Đông Triều (Quảng Ninh); Thành phố Hoà Bình, huyện Lương Sơn (Hòa Bình); thành phố Vinh, thị xã Cửa lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An); thị xã Hòa Thành (Tây Ninh); thành phố Vĩnh Long; thị xã Bình Minh (Vĩnh Long); thành phố Bạc Liêu (Bạc Liêu).

Lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng (tăng 730.000 đồng/tháng).

- Từ vùng IV lên vùng III: Các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên (Quảng Ninh); các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai (Nghệ An); huyện Mang Thít (Vĩnh Long); huyện Hòa Bình (Bạc Liêu);...

Lương tối thiểu vùng ở những địa bàn này sẽ tăng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng (tăng 570.000 đồng/tháng).

Như vậy, thay vì tăng trung bình từ 180.000 – 260.000 đồng/tháng thì nhiều nơi sẽ được tăng lương từ 570.000 – 760.000 đồng/tháng do có sự thay đổi về địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng.

Trên đây là một số điểm mới về mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/7/2022 mà người lao động cần biết.

 

Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/nhung-loi-ich-ma-nguoi-lao-dong-co-the-duoc-huong-khi-tang-luong-toi-thieu-vung-tu-1-7-222022306141548215.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU