Ảnh minh họa.
Tuy vậy, một số người cho rằng việc bố mẹ cho con ngủ chung giường khi đã 4,5 tuổi là không nên. Nhiều người "làm chuyện ấy" với suy nghĩ rất hồn nhiên: "Con bé tí xíu, nhìn thấy cũng chẳng sao, chúng sẽ quên ngay". Họ không biết rằng, trẻ con tính tò mò và thích bắt chước những hành động của người lớn. Cũng từ đây, bao nhiêu trường hợp đau lòng xảy ra, khi phụ huynh phát hiện thì trẻ đã bị ảnh hưởng cả tinh thần và thể chất.
Các bố mẹ nên điều chỉnh hành vi của mình, đừng "vô tư" thái quá trước mặt con vì nghĩ "trẻ con thì biết gì". Việc để trẻ vô tình thấy được những hình ảnh "người lớn" sẽ dễ khiến con có suy nghĩ và hành vi lệch lạc về tình dục, thậm chí sợ hãi, ám ảnh. Trẻ còn rất hiếu kỳ và thích bắt chước dẫn tới những hậu quả đau lòng.
Ngoài ra, ngay ở lứa tuổi mẫu giáo, khi trẻ nhận ra giới tính của mình đã phải nói những điều đơn giản về việc giữ vệ sinh, tạo thói quen mặc quần chip ban ngày, bảo vệ vùng riêng tư. Trẻ lên 6 tuổi sẽ tăng thêm kiến thức rồi cứ mỗi tuổi thêm một chút. Khi trẻ lớn hơn, không còn là những câu hỏi ngây thơ kiểu "vì sao con được sinh ra" của các cô bé, cậu bé 4-5 tuổi. Đây là cơ hội để chia sẻ, trang bị cho con những kiến thức về giới tính, tình yêu và tình dục phù hợp với lứa tuổi và khả năng tiếp nhận của con.
Trong độ tuổi từ 5-10 tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ biết nhiều hơn, chẳng hạn như: mang thai, sảy thai và các vấn đề khác. Sau 10 tuổi, cha mẹ nên cởi mở hơn và nói chuyện với con về giới tính nhiều hơn để trẻ có kiến thức phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, tự biết bảo vệ mình…
Khi trẻ đã trên 5 tuổi, đừng trốn tránh các câu hỏi của trẻ. Khi trẻ hỏi chứng tỏ trẻ đã nhìn thấy hoặc lắng nghe ở đâu đó. Lúc này, tùy theo độ tuổi của con, cha mẹ nên nói cho con biết câu trả lời đúng đắn. Nếu không nhận được câu trả lời và không có sự hướng dẫn kịp thời từ bố mẹ, trẻ sẽ dễ hiểu sai vấn đề. Lúc đó, sẽ có những nguy hiểm khó lường.