Các ca "siêu bệnh tình dục" gây ra bởi lậu cầu khuẩn kháng thuốc đang gây lo ngại toàn cầu - Ảnh minh họa từ Internet
Phát hiện khắc tinh của siêu bệnh tình dục đang gây ám ảnh toàn cầu
(lamchame.vn) - Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra cách ức chế được vi khuẩn gây ra siêu bệnh tình dục gây lo ngại khắp thế giới vài năm nay bởi ngày càng bất tử với mọi phương pháp điều trị.
- 3 tác hại ít ngờ khi tập thể dục lúc sáng sớm
- Ăn miến thay cơm để giảm cân, ngừa tiểu đường: Quan điểm sai lầm của nhiều người khiến bệnh thêm nặng
- Adenovirus tiếp tục chạm mốc hơn 1.400 ca, 7 trẻ tử vong: Cha mẹ cần phân biệt rõ với bệnh hô hấp thông thường
Có đến 80% phụ nữ mắc bệnh lậu không triệu chứng và nếu không được điều trị, nó có thể bất ngờ dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng bao gồm viêm vùng chậu, thai ngoài tử cung, vô sinh, viêm màng não dẫn đến tử vong.
Năm 2018, một số ca "siêu bệnh tình dục" đã được báo cáo ở Anh và Úc, là bệnh lậu nhưng kháng hầu như mọi loại thuốc các bác sĩ có trong tay, gây nên mối lo ngại toàn cầu.
Nghiên cứu mới, dẫn đầu bởi giáo sư - tiến sĩ Cynthia Nau Cornelissen, đã đi theo một con đường mới thay vì nỗ lực tìm ra các kháng sinh khác mạnh hơn để rồi bị vi khuẩn vượt qua như lối mòn: Tạo ra một đột biến quan trọng trong phân tử có tiềm năng ngăn chặn sự nhân lên của vi khuẩn.
Con người vốn dựa vào một quá trình gọi là miễn dịch dinh dưỡng để đối phó với các mầm bệnh như lậu cầu khuẩn, trong đó các protein liên kết kim loại tự nhiên cô lập và hạn chế một số kim loại mà mầm bệnh cần để phát triển.
Tuy nhiên, lậu cầu khuẩn có khả năng triển khai một số chất gọi là TdT ở màng ngoài của nó nhằm đánh cắp chính kim loại của các protein miễn dịch dinh dưỡng này.
Nhưng cũng vì vậy, TdT trở thành mục tiêu đầy hứa hẹn để tạo ra vắc-xin. Nhóm nghiên cứu Mỹ đã nhắm vào một loại TdT là Tdfj có khả năng tấn công vào các protein liên kết với kẽm mang tên S100A7 của người để giành lấy nguồn kẽm cần thiết để lậu cầu khuẩn nhân lên.
Bằng cách gây đột biến và làm cản trở khả năng kết nối với S100A7 của Tdfj, các nhà nghiên cứu có thể "khóa" được bệnh lậu và từ đó tiếp tục loại bỏ nó bằng các phương pháp điều trị truyền thống.
Đây mới chỉ là khởi đầu của việc kiến tạo ra một phương pháp dự phòng (vắc-xin) hay thuốc điều trị, tuy nhiên là nền móng quan trọng nhất và là một chiếc "chìa khóa vàng" bởi đã thoát khỏi "lối mòn" kháng sinh, nơi con người đã chậm chân nhiều năm qua so với tốc độ phát triển của các mầm bệnh.
Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), vẫn sẽ được tiếp tục với hy vọng sớm đưa ra một phương pháp, một phác đồ ứng dụng trên lâm sàng.
Kết quả ban đầu vừa được công bố trên tạp chí khoa học mBio.