Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu khác cảnh báo rằng việc mày mò với ALK có thể có tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, theo các nhà khoa học, bước tiếp theo cần thực hiện là "phân tích tổng hợp". Tức là, gộp dữ liệu từ các ngân hàng dữ liệu khác, bao gồm cả Biobank (ngân hàng sinh học) của Anh, nắm giữ thông tin di truyền trên nửa triệu người Anh, để xem liệu họ có nhận được kết quả tương tự hay không.
Giáo sư Penninger nói: "Bạn học được rất nhiều từ biobanks. Nhưng nó không phải là câu trả lời cuối cùng cho cuộc sống. Mặc dù vậy chúng là điểm khởi đầu và rất tốt để xác nhận, liên kết các vấn đề rất quan trọng đối với sức khỏe con người".
Làm thế nào để biết nếu bạn béo phì hay không?
Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để kiểm tra xem bạn có cân nặng khỏe mạnh hay không là chỉ số khối cơ thể (BMI).BMI là thước đo xem bạn có cân nặng khỏe mạnh tương ứng với chiều cao của mình hay không.
Công thức tính BMI như sau: BMI = Cân nặng/(Chiều cao x Chiều cao)
Kết quả: So sánh chỉ số BMI của bạn trong nhóm kết quả sau:
- 18,5-24,9 có nghĩa là bạn có cân nặng khỏe mạnh.
- 25-29.9 có nghĩa là bạn thừa cân.
- 30-39,9 có nghĩa là bạn béo phì.
- 40 trở lên có nghĩa là bạn bị béo phì nặng.
BMI không được sử dụng để chẩn đoán béo phì vì những người rất cơ bắp có thể có chỉ số BMI cao mà không có nhiều chất béo.
Một biện pháp tốt hơn để xác định bạn có dư thừa chất béo hay không là xem kích thước vòng eo. Đây có thể được sử dụng như một biện pháp bổ sung ở những người thừa cân (với BMI từ 25-29,9) hoặc béo phì vừa phải (với BMI từ 30-34,9).Thông thường, đàn ông có kích thước vòng eo từ 94cm trở lên và phụ nữ có kích thước vòng eo từ 80cm trở lên có nhiều khả năng phát triển các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì.
Link gốc: http://baodansinh.vn/phat-hien-ra-bi-mat-cua-nhung-nguoi-khong-can-tap-gym-an-uong-thoai-mai-ma-van-co-dang-thon-tha-22202025517559657.htm