Các hang động này được phân bổ nhiều nhất tại các xã: Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa, thuộc huyện miền núi Minh Hóa với 33 hang động.
Tiếp đến, xã Sơn Trạch, thuộc huyện Bố Trạch có 9 hang động, sau đó đến các xã Trường Sơn, Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, với 2 hang động.
Các khối thạch nhũ trong hang động mới phát hiện. |
44 hang động mới phát hiện nằm trong 6 hệ tầng địa chất khác nhau gồm: La Khê, Bắc Sơn, Mụ Giạ, Cát Đằng, Mục Bãi, Lệ Ninh. Trong đó phần nhiều các hang động tập trung ở hệ tầng địa chất La Khê và Bắc Sơn.
Đây là hai hệ tầng chiếm diện tích lớn nhất và có tuổi địa chất cổ trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng.
Qua quan sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy, thạch nhũ tại các hang động có 4 dạng cơ bản là thạch nhũ dạng mái và thác đá, thạch nhũ dạng phân tán, thạch nhũ được tạo bởi dòng chảy của nước, thạch nhũ do tích tụ của khoáng chất.
Bước đầu nhóm nghiên cứu chỉ tiếp cận hang động để xác định vị trí và mô tả sơ bộ. Về lâu dài, cần có những nghiên cứu chuyên sâu để xác định rõ giá trị của từng hang động. Từ đó, cơ quan chức năng mới lập kế hoạch bảo tồn hay khai thác các hang động này.
Hình thù kỳ lạ, đẹp mắt do thạch nhủ tạo được nhóm nghiên cứu chụp lại trong động. |
Ông Võ Văn Trí, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết: “Nghiên cứu phát hiện ra một số hệ địa tầng, tập trung ở hệ La Khe, Bắc Sơn là chủ yếu, trên nền tảng núi đá vôi cổ. Cần tiếp tục nghiên cứu để làm rõ thêm những giá trị và quá trình hình thành của địa chất và kiến tạo của vỏ trái đất hơn 400 năm qua của vùng Phong Nha - Kẻ Bàng”./.
Theo vov.vn