Sai lầm của bà bầu khiến thai nhi kém phát triển

Dù là một lỗi nhỏ của cha mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến trí não và thể lực của trẻ sau này. Ngay từ khi mang thai cha mẹ hãy chú ý đến sự thay đổi cơ thể của bà bầu cũng như thay đổi các thói quen không tốt ảnh hưởng đến trẻ

Căng thẳng khi tăng cân

Tăng cân liên tục là hiện tượng bình thường khi mang thai

Khi mang thai đến tháng thứ 4, thứ 5 cơ thể mẹ có sự thay đổi rõ rệt về cân nặng. Nhiều bà bầu trong giai đoạn này có tâm lí sợ và căng thẳng khi cân nặng tăng liên tục. Tuy nhiên, bà bầu đừng quá lo lắng về vấn đề này, mẹ tăng cân đồng nghĩa với việc con đang lớn theo đúng giai đoạn của thai kỳ. Ngoài ra, tâm trạng lo lắng hay căng thẳng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé, do đó bà bầu không nên để cho mình có tâm trạng không tốt.

Ăn cho hai người

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng khi mang thai phụ nữ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng gấp 2 lần người bình thường. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trung bình một người bình thường cần 1800 - 2000 calo mỗi ngày. Đối với bà bầu hàm lượng calo chỉ cần hơn người bình thường 300 calo đã đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Gia đình không nên ép bà bầu ăn quá nhiều, như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tăng cân quá nhiều khi mang thai khiến mẹ dễ mắc các bệnh tiểu đường, tiền sản giật trong khi mang thai, gặp các vấn đề sức khỏe khác sau khi sinh.

Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều

Hãy ngủ ít nhất 6 tiếng một ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé

Khi mang thai, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi về nội tiết dễ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu bà bầu thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và khiến bà bầu khó sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ngủ quá nhiều vì ngủ nhiều làm cho cơ thể có thói quen không tốt, thai nhi cũng không được phát triển một cách tốt nhất.

Tự ý sử dụng thuốc

Lưu ý rằng khi có thai hay chưa mang thai các mẹ cũng không được tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc quen thuộc trong gia đình như paracetamol, kháng sinh, kem trị mụn,... đều không được sử dụng cho phụ nữ mang thai. Tự ý uống thuốc khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

Lười tập thể dục

Tập thể dục giúp cơ thể mẹ và bé được khỏe mạnh

Các mẹ nên lựa chọn các loại hình vận động nhẹ như tập yoga, đi bộ, thiền,... Tập thể dục thường xuyên giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, sức khỏe của mẹ và thai nhi được cải thiện hơn. Ngoài ra, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống hợp lí bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ và bé

Không tham gia lớp học tiền sản


Tham gia lớp học tiền sản mang lại nhiều lợi ích cho cha mẹ. Không chỉ giúp cha mẹ có kiến thức về chăm sóc bà bầu mà còn được học về cách luyện tập, phương pháp sinh dễ, chế độ ăn uống,...Nên tham gia khóa học trong giai đoạn khi mẹ mang thai 3 tháng đầu, như vậy cha mẹ sẽ có thời gian tìm hiểu các cách chăm sóc cho mẹ và bé tốt nhất.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU