Trong cuộc sống, nhiều người cho rằng những điều thân thuộc bên họ là điều hiển nhiên. Vì thế bản thân họ không nhận thấy được sự quan trọng và không biết cách trân trọng đó.
Mối quan hệ gia đình cũng vậy, nhiều người luôn có sự đối xử không tốt với người thân, luôn dễ dàng trút giận hoặc có thái độ nặng nhẹ ngay khi không vừa ý nhưng lại rất dịu dàng và nhân từ với người lạ, liệu điều này có công bằng với người thân của chúng ta?
Lý do nào khiến chúng ta luôn mất kiên nhẫn với người thân nhưng lại luôn đối tốt với người lạ
Thứ nhất, xuất phát từ tâm lý chúng ta nghĩ rằng người thân sẽ luôn luôn bao dung, ủng hộ vô điều kiện. Vì thế, nhiều người luôn trút giận lên người thân khi gặp những bực tức. Rồi có thể tùy tiện ăn nói hỗn hào, không lễ phép cũng không chú tâm. Họ nghĩ rằng vì là người thân nên họ sẽ hiểu mình mà nhẫn nhịn không so đo chấp nhặt những lỗi sai. Nhưng ngược lại, đối với các mối quan hệ bên ngoài, chỉ cần một phản ứng nhỏ cũng sẽ khiến các mối quan hệ
Thứ hai, từ cảm giác muốn an toàn của bản thân
Việc chút giận lên người thân là một giải pháp an toàn đối với những người bị căng thẳng. Ở công ty, nến bạn tức giận chỉ khiến cho đồng nghiệp và sếp càng ghét và chú ý đến bạn mà thôi. Nếu tức giận với bạn bè rất có thể bạn càng dễ căng thẳng hơn vì không phải ai cũng cố gắng chịu được những lời cằn nhằn của bạn. Những với người thân thì lại khác, họ hiểu và thương bạn vô điều kiện vì thế dù bạn có tồi tệ đến đâu họ cũng sẽ chịu đựng.
Thứ ba, bạn không thể kiên nhẫn với người thân nhưng lại tốt với người ngoài vì bạn muốn xây dựng "hình tượng" và giữ "thể diện" của bản thân mình. Chúng ta khi tiếp xúc với người khác vì muốn xây dựng hình tượng tốt trong mắt họ vì thế họ luôn cố gắng trở thành người tốt, trở thành kiểu người mà họ mong muốn.
Nhưng cho dù cho có hàng vạn lý do để bạn mất kiên nhẫn với người thân thì cũng nên dừng lại sớm. Người thân của chúng ta không phải là cái hố để xả rác, là nơi để trút giận. Họ dành cho chúng ta sự yêu thương bao dung, dù không thể đáp lại thì cũng không được phép gây cho họ những tổn thương bởi sự ích kỉ của bản thân.
Cha mẹ, người bạn đời hay con cái họ đều biết tổn thương, đều biết buồn. Mọi sự nhẫn nhịn chỉ có một giới hạn nhất định, nếu không biết điều chỉnh và sửa đổi thì chắc chắn dù mối quan hệ gia đình của bạn có tốt đến đâu theo thời gian cũng sẽ bị rạn nứt.
Điều chỉnh thái độ của bạn, muốn thương yêu phải thấu hiểu
Mọi việc đều có cách giải quyết, chỉ cần bạn quyết tâm và cố gắng thực hiện theo những cách sau đây:
Thứ nhất, nghĩ về vai trò của người thân trong cuộc sống
Đây là cách tốt nhất thúc đẩy sự lo lắng và nhận ra giá trị của người thân trong bạn. Làm như vậy, chúng ta có thể biết "sợ". Bất kì điều gì cũng vậy, chỉ khi bạn cảm thấy có khả năng "mất", bạn mới biết "sợ" và tìm cách gìn giữ nó.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tưởng tượng sự mất mát của những người thực sự và cụ thể xung quanh bạn có thể khơi dậy lòng biết ơn đối với họ. Sự thật đã chứng minh rằng hãy tưởng tượng lý do tại sao một người có thể rời khỏi cuộc sống của chúng ta và mô phỏng trong tâm trí những tình huống khác nhau có thể xảy ra hoàn toàn, và mọi người cảm động nhất.
Thứ hai, tạo nhiều cơ hội giao tiếp với người thân trong gia đình
Tạo nhiều cơ hội giao tiếp với mọi đối tượng chính là cách điều chỉnh, rèn luyện cảm xúc tốt nhất. Việc này sẽ giúp bạn loại bỏ tâm lý an toàn, phân biệt khi có trạng thái cảm xúc không tốt, cân bằng được cách điều chỉnh hành vi đối với gia đình và bạn bè. Giao tiếp nhiều khiến bạn cảm thấy yêu mến và trân trọng gia đình hơn, thấu hiểu và cảm thông cho họ nhiều hơn.
Thứ ba, khi cảm thấy tồi tệ hãy ở một mình và suy nghĩ
Việc này sẽ giúp bạn tránh việc tùy tiện trút giận lên người thân và là cách tốt nhất khiến bạn nhanh chóng loại bỏ được căng thẳng để giải quyết vấn đề. Đến một nơi nào đó, làm những việc tốt nhất để bình tĩnh, giảm sự nóng giận trong mình. Tự mình suy nghĩ về vấn đề, sau khi bình tĩnh có thể tìm đến người thân và tâm sự.
Tình cảm thật sự rất mong manh, cho dù là tình yêu, tình thân, tình bạn đều rất dễ vỡ. Đừng để đến khi bắt đầu có vết rạn mới bắt đầu nâng niu những người xung quanh bạn. Bởi một khi đã bị tổn thương, cho dù hàn gắn thế nào cũng sẽ để lại những vết sẹo.
Thế nên, dù như thế nào, thì hãy tinh tế, cẩn trọng trong lời nói và hành động của bản thân mà chăm sóc yêu thương họ nhiều hơn. Đây không chỉ là cách thể hiện sự trân trọng người thân yêu mà cũng là cách đối nhân xử thế của một người trưởng thành.
Link gốc:http://ictvietnam.vn/sai-lam-lon-nhieu-nguoi-mac-phai-tuy-tien-the-hien-ban-tinh-toi-te-truoc-mat-nguoi-than-nhung-lai-ra-suc-kien-nhan-bao-dung-voi-nguoi-la-khong-sua-doi-hoi-han-cung-da-muon-4202075165856590.htm
Theo ttvn.vn