3. Người từng bị chấn thương vùng đầu
Người nào trước 65 tuổi từng bị chấn thương vùng đầu như ngã, tai nạn, phẫu thuật liên quan có khả năng mắc bệnh đãng trí tăng cao đáng kể. Khi đã có lịch sử chấn thương vùng đầu, sẽ dễ gây ra chứng suy giảm nhận thức, trí nhớ sụt giảm và đãng trí.
4. Người có bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não
Xơ vữa động mạch là một trong những yếu tố nguy cơ mất trí nhớ tương đối cao. Nghiên cứu cho thấy, người bị bệnh mỡ máu, cholesterol cao có tỉ lệ mắc bệnh mất trí cao hơn người khác.
Nhóm người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, loạn nhịp tim… cũng liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh sa sút trí tuệ. Bệnh về mạch máu não còn liên quan đến rối loạn chức năng nhận thức. Bệnh tiểu đường nặng trong thời gian dài cũng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh đãng trí.
5. Người có tâm trạng bi quan
Cảm xúc rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nếu bạn không chú ý chăm sóc tâm trạng của mình để sống vui vẻ, thay vào đó là tâm trạng bi quan hoặc để bản thân rơi vào trạng thái trầm cảm, thì xác suất mắc bệnh đãng trí tăng lên rất nhiều.
(Nguồn: Eatthis, CDC)
https://afamily.vn/sau-tuoi-30-ai-co-5-thoi-quen-an-sang-nay-thi-nao-bo-se-tre-lau-minh-man-song-den-tram-tuoi-van-khong-so-mat-tri-nho-2022042619571683.chn