SGK Ngữ văn lớp 10 chương trình mới: Có quá tải với giáo viên và học sinh?

(lamchame.vn) - SGK Ngữ văn 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT 2018) đã đưa vào nhà trường được hơn nửa năm học. Nhận xét của khá nhiều giáo viên (GV) là CT nặng, nhiều kiến thức và ngữ liệu mới, không đủ thời gian để tổ chức đủ các hoạt động học.

Thứ ba, hướng dẫn HS thực hành đọc hiểu văn bản theo thể loại nhưng không theo hướng cực đoan. Đọc hiểu một văn bản, nhất là tác phẩm văn học, cần chú ý đến cả những giá trị độc đáo, những nét đẹp riêng biệt. Đặc biệt, dạy học Ngữ văn là giúp HS tiếp cận, khám phá giá trị của các sản phẩm ngôn từ, nên cần tiết chế việc sử dụng phương tiện công nghệ và triển khai những hoạt động hỗ trợ không mang đặc trưng của môn học.

Thứ tư, GV cần nắm được ý tưởng thiết kế phần thực hành viết của bộ sách để triển khai cho hiệu quả. SGK Ngữ văn, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống thiết kế hệ thống yêu cầu của kiểu bài rất khoa học, phát triển logic từ lớp 6 đến lớp 12. Sách cũng chủ trương HS cần được thực hành viết dựa trên việc phân tích “mẫu”, tức bài viết tham khảo. Với hoạt động nói và nghe, chỉ nên dành thời gian hướng dẫn trong giai đoạn đầu. Khi HS đã làm quen với quy trình thực hành nói và nghe qua các bước, GV cần dành nhiều thời gian cho các em thực hành.

Thứ năm, như đã nói ở trên, SGK biên soạn theo hướng mở, tùy theo điều kiện dạy học và khả năng học của HS mà GV triển khai nội dung các bài học cho phù hợp.

Với SGK Ngữ văn 11, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, điểm kế thừa, tiếp nối SGK Ngữ văn 10 được thể hiện như thế nào?

SGK Ngữ văn 11 kế thừa quan điểm biên soạn sách, mô hình bài học, cách sắp xếp trật tự bài học,... từ SGK Ngữ văn 10. Tuy nhiên, Ngữ văn 11 cũng có nhiều điểm khác biệt, chẳng hạn, cùng dạy học về truyện và thơ như ở Ngữ văn 10, nhưng với truyện, Ngữ văn 11 tập trung vào câu chuyện và điểm nhìn; với thơ, sách nhấn mạnh nhiều hơn đến cấu tứ và hình ảnh. Ngữ văn 11 cũng có một số nội dung mới về thể loại văn bản đọc (truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm, kí, bi kịch,…), kiểu bài viết (nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, thuyết minh,…), kiểu hoạt động nói và nghe (tranh biện),…

Nói chung, SGK Ngữ văn, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được triển khai nhất quán qua các lớp từ THCS đến THPT, đồng thời có những nội dung phát triển, nâng cao một cách hợp lí, phù hợp với yêu cầu của CT và khả năng tiếp nhận của HS.

Cảm ơn ông!

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU