Hiện tại, em bé đã được chuyển lên Bệnh viện Hamidi trực thuộc của trường Cao đẳng Y tế Bhopal để được chăm sóc.
Các bác sĩ tại bệnh viện Vidisha Sadar (Ấn Độ) cũng hết sức bàng hoàng khi nhìn thấy em bé vì họ chưa bao giờ gặp một ca sinh nở như vậy. Họ đã nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ khác để cùng hội thảo nên làm gì tiếp theo với ca sinh đặc biệt này.
Bác sĩ Surendra Sonkar - người trực tiếp đỡ đẻ cho biết: "Đứa bé này có hai đầu và ba tay. Bàn tay thứ ba có hai lòng bàn tay lồng vào nhau. Đứa bé chỉ có 1 trái tim. Đây là một hiện tượng hiếm gặp và đây cũng là lần đầu tiên tôi gặp một trường hợp như thế này trong sự nghiệp của mình".
Hiện tại, em bé đã được chuyển lên Bệnh viện Hamidi trực thuộc của trường Cao đẳng Y tế Bhopal để được chăm sóc. Các bác sĩ cho biết, về mặt y học, cặp song sinh được sinh ra như thế này được gọi là Parapagus Tribrachius - hiện tượng hiếm gặp với tỉ lệ 1/1.000.000 ca sinh, và cơ hội sống sót của những đứa trẻ này cực kỳ thấp. Khả năng phẫu thuật để tách 2 em bé ra rất thấp vì các bé dùng chung tất cả các cơ quan nội tạng. Song các bác sĩ Ấn Độ vẫn đang xem xét và sẽ cố gắng làm hết sức mình.
Anh Jaswant nói: "Đây là con tôi và tôi sẽ nuôi nó cho dù con có hình hài như thế nào. Đến giờ, tôi vẫn chưa được bế con trong tay. Cho dù mọi người có nói gì đi nữa thì tôi vẫn muốn đưa con về nhà. Con còn sống thì tôi vẫn sẽ yêu thương và chăm sóc cho con".
Hội chứng Parapagus là gì?
Theo Tạp chí Di truyền Y khoa Hoa kỳ, trước đây, cứ trong khoảng từ 50.000 đến 100.000 ca sinh thì sẽ có 1 ca sinh đôi dính liền. Trong đó, có 11% những ca sinh đôi dính liền được gọi là Dicephalus Parapagus – 2 em bé song sinh dính liền một phần hoặc toàn bộ ngực và bụng, nối với nhau ở xương chậu, nhưng lại có đầu riêng biệt. Những cặp song sinh này thường có 2, 3 hoặc 4 tay, hay có 2 đến 3 chân.
Nguyên nhân gây ra trường hợp này là do sau một vài tuần sau khi thụ thai, trứng được thụ tinh sẽ bắt đầu tách thành hai phôi, nhưng quá trình này bỗng dừng lại trước khi hai phôi được tách ra thành công.
Và theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ) thì phẫu thuật tách em bé thành công hay không phụ thuộc vào vị trí dính liền của cặp song sinh. Nếu tách thành công thì tỉ lệ sống sót của em bé là 75%.
Nguồn: D.M