Sốt phát ban là tình trạng nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi virus với biểu hiện đặc trưng là nốt phát ban đỏ trên da và sốt cao. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng khi có các điều kiện thuận lợi, virus cũng rất dễ tấn công và gây bệnh ở người lớn.
Loại virus gây ra sốt phát ban có tên Human herpes 6 và 7. Khi virus xâm nhập vào cơ thể người có hệ miễn dịch yếu vì không có khả năng đối kháng với tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, sốt phát ban ở người lớn kéo dài lâu ngày không khỏi cũng có thể do các dạng vi khuẩn lây nhiễm qua đường hô hấp gây nên rubella , sởi,...
1. Biểu hiện sốt phát ban ở người lớn
Sốt phát ban chính là khi người bệnh mắc bệnh khiến thân nhiệt tăng cao, có dấu hiệu mệt mỏi, nóng sốt và kèm theo những vết ban có màu hồng hoặc màu đỏ. Đối với những người lớn có sức đề kháng kém, khi tiếp xúc với mầm bệnh thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Bệnh sốt phát ban ở người lớn thường ủ bệnh từ trước đó 1 - 2 tuần, sau đó mới gây nên những triệu chứng đột ngột khiến những tuần sau đó bệnh kéo dài mãi không khỏi.
Các triệu chứng điển hình thường gặp gồm:
- Sốt cao: Cơn sốt phát ban thường đến đột ngột và khiến cho nhiệt độ cơ thể lên trên 39 độ C. Ngoài ra, trước đó người bệnh cũng có thể gặp các hiện tượng: sổ mũi, ho , viêm kết mạc, đau đầu,...
- Biểu hiện tiếp theo thường thấy ở người bệnh là da nổi ban đỏ, trên da người bị sốt phát ban sẽ nổi các ban đỏ. Lúc đầu, ban màu hồng nhạt, dạng phẳng hoặc nổi cộm nhẹ. Càng về sau ban chuyển dần sang màu đỏ và càng nổi lên trên bề mặt da.
Nốt ban nổi không có tính chu kỳ, thường nổi trên toàn thân. Nếu bị nhẹ, các nốt ban chỉ tồn tại khoảng vài tiếng đến 1 ngày, nhưng nếu nặng hơn thì chúng có thể tồn tại tới vài ngày.
-Người bệnh có biểu hiện sưng hạch, hạch nổi và sưng ở quai hàm, cổ dễ xảy ra với sốt phát ban ở người lớn vì hệ miễn dịch phản ứng lại với tác nhân gây bệnh.
Ngoài những triệu chứng trên đây thì người mắc sốt phát ban cũng có thể bị tiêu chảy nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau tai, viêm họng, ho,... Nếu sốt cao kéo dài thậm chí người bệnh còn bị ngất xỉu, co giật,...
2. Biến chứng do sốt phát ban ở người lớn
Hầu hết các trường hợp sốt phát ban ở người lớn mức độ nhẹ sẽ khỏi sau vài ngày và không gây ra biến chứng gì. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sốt cao kéo dài, thậm chí có trường hợp sốt trên 40 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt có thể gây co giật. Thở khó, thở gấp. Một số người bệnh mệt mỏi, nốt ban lan rộng ra nhiều vùng trên cơ thể, li bì hoặc bị hôn mê sâu. Hoặc viêm não, viêm phổi .
Dấu hiệu xuất hiện ban hồng, đỏ trên da là biểu hiệu của sốt phát ban
3. Điều trị sốt phát ban ở người lớn
Hiện nay các biện pháp điều trị sốt phát ban ở người lớn chủ yếu là dùng thuốc nhằm mục đích trị liệu triệu chứng. Các loại thuốc thường được dùng gồm: Thuốc hạ sốt – Paracetamol để hạ sốt và giảm đau nhẹ. Nếu tình trạng ho kéo dài, cổ họng sưng viêm và đau rát. Nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ cân nhắc về việc chỉ định dùng thuốc giúp làm dịu niêm mạc và loãng dịch đờm. Thuốc chống viêm được sử dụng với các trường hợp bị đau nhức do sốt phát ban. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp.
Việc sử dụng thuốc chỉ nên thực hiện khi có sự đồng ý của bác sĩ và cần tuân thủ nghiêm túc về liều lượng cũng như thời gian điều trị.
4. Dấu hiệu cần nhập viện
Thông thường thì sốt phát ban ở người lớn có thể tự điều trị tại nhà. Dù vậy, nếu bệnh nhân có các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm dưới đây thì gia đình nên đưa người bệnh tới bệnh viện để điều trị:
Người bệnh mệt mỏi nhiều, bị sốt cao (có thể sốt đến 40 độ C) kéo dài mà không thuyên giảm. Hoặc người bệnh không ăn uống được, ăn uống khó khăn hoặc có kèm triệu chứng nôn mửa. Hơi thở khó khăn hoặc đôi lúc nghẹt thở. Người bệnh có xuất hiện các cơn co giật hoặc đi vệ sinh ra máu,...
5. Cách chăm sóc người bệnh tại nhà
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc tích cực tại nhà như: Nghỉ ngơi trong thời gian bị sốt phát ban vừa giúp tránh lây nhiễm cho những người xung quanh vừa giúp cơ thể được ổn định đồng thời hạn chế được sự tiến triển của nhiễm trùng.
Bổ sung nước nếu sốt cao thường khiến cơ thể mất nhiều nước từ đó dẫn tới mất cân bằng điện giải, cơ thể dễ bị đau nhức và mệt mỏi. Vì vậy, trong thời gian bị sốt phát ban, người bệnh cần bổ sung đủ 2 - 2,5 lít nước/ngày.
Tăng cường trái cây và rau xanh vì chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cải thiện hệ miễn dịch từ đó ức chế virus gây bệnh sốt phát ban. Không những thế, thành phần các chất trong đó còn hỗ trợ cân bằng điện giải và giảm mệt mỏi cho cơ thể.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm trong thời gian mắc sốt phát ban để giảm cảm giác ớn lạnh do sốt gây ra.
Do sốt cao nên thân nhiệt của người bị sốt phát ban thường khá cao. Lựa chọn quần áo rộng, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt được xem là việc nên làm để giúp giảm thân nhiệt, cơ thể được thông thoáng.
Tóm lại: So với trẻ em, người lớn có hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt hơn, khả năng tự chăm sóc và bảo vệ mình cũng cao hơn. Tuy nhiên không nên chủ quan với bệnh lý này bởi sốt cao kéo dài có thể nguy hiểm đến tính mạng. Và khi sử dụng các loại thuốc hạ sốt hoặc các phương pháp giảm sốt nhưng tình trạng không thuyên giảm, hoặc sốt cao, tăng đến 40 độ C thì cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ có thể điều trị.
Theo soha.vn