Stress phá hủy não nhiều hơn chúng ta nghĩ

(lamchame.vn) - Dù có một cuộc sống lý tưởng đến mấy, chắc hẳn mỗi người đều phải đối diện với ít nhất vài lần stress trong đời. Ở một góc độ nào đó, stress cũng có mặt lợi cho cơ thể, nhưng nếu kéo dài quá lâu, stress sẽ phá hủy não bộ của chúng ta, là nguyên nhân gây nên chứng bệnh aisheimer.

Căng thẳng có thể xuất phát từ khối lượng, áp lực công việc hay từ các mối quan hệ xung quanh (vợ chồng/cha mẹ/con cái…). Stress cũng có thể đến một cách đột ngột sau khi chúng ta đối diện với một biến cố không mong muốn: ly hôn, mất người thân, thất nghiệp…

Đó gần như là vấn đề tâm lý bình thường. Theo các nhà khoa học, ở mức độ nhẹ, stress không hẳn là chuyện xấu. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng hormone cortisol giúp chúng ta có thêm năng lượng và sự tập trung, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Stress có thể khiến bạn trở nên mạnh mẽ, sôi nổi và khỏe mạnh hơn.

Ngày nay, stress trở thành vấn đề tâm lý bình thường mà nhiều người đối diện hàng ngày 

Tuy nhiên, nếu stress kéo dài sẽ có những ảnh hưởng nhất định, thay đổi não bộ của chúng ta. có thể làm thay đổi kích thước, cấu trúc, chức năng của não bộ. Bởi khi cơ thể stress quá lâu tức là mức hormone cortisol cao trong một thời gian kéo dài sẽ khiến não phải động nhiều hơn. Nhóm hormone gây ra stress có thể làm tăng hoạt động và kích thước một phần não bộ được gọi là hạch hạnh nhân (amygdala).

Amygdala rất quan trọng cho việc hình thành và lưu trữ những ký ức liên quan đến các sự kiện xúc động mạnh. Nó liên hệ sự kiện với cảm xúc và giữ lại trong bộ nhớ một thời gian dài. Vì thế chúng ta có thể tránh sự kiện đó hoặc dễ dàng tìm được nó sau này. Những thay đổi mà cortisol tạo ra là làm gia tăng nỗi sợ, lo lắng và cơn giận.

Khi cortisol tăng cao sẽ tác động đến vùng hồi hải mã - vùng não bộ gắn liền với học tập, trí nhớ và kiểm soát căng thẳng sẽ bị hư, làm cho việc học tập và ghi nhớ trở nên khó khăn, và phiền muộn thì lại tăng lên.

Đáng sơn hơn, cortisol làm giảm kích thước của não bộ, phá vỡ cầu nối giữa các noron thần kinh, và làm thu nhỏ phần não trước trán của bạn - nơi chịu trách nhiệm cho sự tập trung, việc ra quyết định, việc phán xét và tương tác xã hội. Đây là tiền đề để gây nên các bệnh thần kinh nặng hơn như trầm cảm, aisheimer.

Thiên nhiên giúp xoa dịu căng thẳng của chúng ta 

Tuy nhiên, cơ thể chúng ta cũng có thể tự cân bằng và điều hòa rất tốt. Cách tốt nhất để giảm bớt stress là phải ngủ đủ giấc (7 đến 9 tiếng mỗi đêm), sử dụng thực phẩm lành mạnh, tập thể dục, sống gần gũi với thiên nhiên, tiếp cận với những người lạc quan, và tập trung vào những thứ trong tầm kiểm soát. Trong trường hợp quá khủng hoảng, không thể tự cân bằng, bạn nên tìm đến các chuyên viên tâm lý. Nhiệm vụ của họ là lắng nghe, tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề kéo dài của chúng ta.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU