Cơ thể con người vốn đã sở hữu một đồng hồ sinh học, được lập trình để ngủ và thức dậy đúng giờ. Chúng ta chỉ nên sử dụng đồng hồ báo thức vào những thời điểm cần sự chính xác cao như trước giờ đi học hoặc đi làm. Rất nhiều người đã và đang sử dụng đồng hồ báo thức sai cách dẫn đến những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Dùng đồng báo thức sai cách gây nguy hiểm đến sức khỏe (Ảnh: HuffPost) |
Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất là chế độ báo thức lặp lại. Nhiều người thường dùng cách này vì sợ lần thức dậy đầu tiên không đủ tỉnh táo và sẽ ngủ quên. Họ đặt đồng hồ báo thức vào 6h15, 6h20, 6h25 và 6h30 thay vì chỉ đặt một chuông báo vào lúc 6h30.
Khi thức dậy lần đầu tiên, bạn nhận ra mình vẫn còn thời gian để ngủ và ngay lập tức chợp mắt thêm 5 phút. Trong khoảng thời gian này, não bộ sẽ báo hiệu các hormon được giải phóng và giúp bạn ngủ sâu. Tuy nhiên đến lần thứ hai, ba, tư thức dậy sẽ làm cho não của bạn bị tổn thương, gây ra cảm giác căng thẳng, mệt mỏi.
Nên để chuông báo thức kêu một lần duy nhất (Ảnh: iStock) |
Bên cạnh đó, việc chuông báo thức quá to cũng làm sức khỏe của bạn tổn thương. Việc bị đánh thức bằng âm thanh quá lớn khiến bạn bị giật mình, tổn hại đến thần kinh. Nếu điều này diễn ra thường xuyên, có thể gây ra tình trạng nhức đầu, ù tai, chóng mặt, thậm chí là điếc.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên cài đặt báo thức một lần duy nhất và để chuông không quá to. Hãy thức dậy và vươn vai một vài phút trên giường để tỉnh táo hơn và tránh những nguy hiểm về huyết áp và tim mạch.