Tâm bão số 4 đã ở trên vùng biển ven bờ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế; 350 xã ở miền Trung nguy cơ sạt lở đất

(lamchame.vn) - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, đêm qua áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 hoạt động trên Biển Đông trong năm 2024.

Cây ngã bật gốc trên đường Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Huế sáng 19/9

Hiện nay các công trình hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn tỉnh này đang ở mực nước thấp, đảm bảo an toàn. Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cập nhật cảnh báo các vị trí có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất vùng đồi núi, các tuyến giao thông; sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn. Trung tâm điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế cập nhật, công bố lên hệ thống HueS để người dân chủ động phòng tránh sạt lở đất.

Các địa phương, đơn vị chủ động phương án sơ tán, di dời hơn 3.700 hộ với 13.600 khẩu để đối phó lũ quét, sạt lở đất.

350 xã ở miền Trung nguy cơ sạt lở đất

24 giờ qua, ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi mưa lớn như tại Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế hơn 480 mm, Trà My tỉnh Quang Nam gần 340 mm, Trà Nham tỉnh Quảng Ngãi gần 300 mm, A Bung tỉnh Quảng Trị hơn 210 mm. Mưa lớn khiến độ ẩm đất gần hoặc trên trạng thái bão hòa, nguy cơ sạt lở cao.

Trang http://luquetsatlo.nchmf.gov.vn của cơ quan khí tượng cảnh báo có 350 xã ở 10 tỉnh, thành phố miền Trung, Tây Nguyên nguy cơ sạt lở đất. Cấp độ rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét ở Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế là cấp hai trên thang ba cấp, các tỉnh còn lại ở cấp một.

Cụ thể, nguy cơ sạt lở, lũ quét ở mức rất cao tại Hòa Vang, Liên Chiểu, Sơn Trà của TP Đà Nẵng; A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, TP Huế, Hương Thủy, Hương Trà của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tỉnh Quảng Trị có Cam Lộ, Đa Krông, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh; Quảng Nam là Bắc Trà My, Đại Lộc, Đông Giang, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Nam Giang, Nam Trà My, Nông Sơn, Núi Thành, Phú Ninh, Phước Sơn, Quế Sơn, Tây Giang, Thăng Bình, Tiên Phước.

Các huyện Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa của tỉnh Quảng Bình; Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh; Anh Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương của tỉnh Nghệ An; Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa có nguy cơ sạt lở đất.

Quảng Ngãi có các huyện Ba Tơ, Bình Sơn, Mộ Đức, Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa, Đức Phổ; Kon Tum có Đăk Glei, Ngọc Hồi, Tu Mơ Rông cũng đối diện nguy cơ sạt lở đất.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU