PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội.
Vì vậy, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đề xuất biện pháp giáo dục kết hợp với kỷ cương. Kỷ cương là hình phạt, giáo dục là nhắc nhở mọi người tự giác.
Bên cạnh báo chí, đài báo nhắc nhở Nhân dân, các cơ quan đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Công đoàn,.. tất cả những tổ chức đó phải chung tay giáo dục, nhắc nhở hội viên về trách nhiệm, sức khỏe cộng đồng.
“Đối với tôi, việc làm ăn tùy tiện, tranh cướp nhau vô tổ chức, vô kỷ luật cũng là dạng kẻ thù kiểu mới trong thời kỳ xây dựng hòa bình. Vì vậy, cần sự chung tay, đồng lòng, đồng sức của cả cộng đồng chứ không phải một tổ chức riêng lẻ nào”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Với người dân, vị chuyên gia cho rằng không phải sản phẩm nào có nhãn mác cũng an toàn, nhưng ít ra là an toàn hơn. Trường hợp nếu không an toàn thì có số điện thoại, có địa chỉ để kiện, để các quan chức năng biết mà nhắc nhở.
Trước hết thì để người dân có thể chia sẻ cho nhau những dấu hiệu để phân biệt giữa thực phẩm xấu và thực phẩm tốt. Với những quy mô nhỏ thì người dân truyền tai nhau, quy mô lớn hơn thì cần được các cơ quan thông tin tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên, theo ông Thịnh, dù người dân có “thông thái” đến mức nào đi chăng nữa cũng sẽ bị qua mắt, cái quan trọng nhất là các cơ quan chức năng phải thay mặt cho người dân để kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, củng cố lòng tin người tiêu dùng.
Theo PV