Nữ bệnh nhân được lọc máu liên tục.
Bác sĩ Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc BV ĐKTW CT chia sẻ, ong có rất nhiều loài. Trong đó ong vò vẽ, ong bắp cày là loài có độc tính cao.
Khi bị ong đốt, các bác sĩ khuyến cáo phải đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các dấu hiệu sau: Số lượng vết đốt nhiều (trên 10 nốt), bị ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong chưa rõ loại ở các vùng rừng núi; Bị đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng.
Nạn nhân có các biểu hiện khó chịu như: Đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, khó thở, mệt nhiều…
Theo các chuyên gia chống độc, nếu bị ong đốt nhiều nốt hoặc bị đốt ở các vị trí như đầu, mặt, cổ gây dị ứng, bị sốc hoặc bị nhiễm độc… có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, bác sĩ khuyên người dân cần biết cách phòng ngừa, xử trí đúng cách khi bị ong đốt.
Cách phòng ngừa để tránh bị ong đốt:
Tránh tiếp xúc với ong, không chọc phá tổ ong.
Phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người.
Không kích động hoặc trêu, làm tổn thương chúng, loài vật này sẽ tiết ra chất báo động đàn ong bay tới.
Khi đi vào rừng, bạn tránh mặc quần áo sáng màu, màu sặc sỡ.
Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, mỹ phẩm có mùi thơm và ngọt.
Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động, ong sẽ không nhìn thấy nữa.
Không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà để phòng ngừa ong đến làm tổ.