Thói quen nhiều người Việt mắc khiến đột quỵ sớm tìm đến người trẻ

(lamchame.vn) - Trước đây, đột quỵ thường được cho là bệnh lý thường gặp ở người già. Tuy nhiên, quan niệm đó không còn chính xác vì số lượng bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ đang có xu hướng ngày càng gia tăng.

TS.BS Nguyễn Công Hựu, ảnh: T.X

Đột quỵ ở người trẻ còn có liên quan tới vấn đề bệnh lý như:

Dị dạng mạch máu não, bệnh nhân bị đột quỵ do phình vỡ mạch máu gây xuất huyết. Nhóm bệnh nhân này thường đột quỵ khi còn trẻ.

Nhóm bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch như rối loạn nhịp tim, rung nhĩ cơn, bệnh lý van tim…

Ngoài ra, đột quỵ ở người trẻ có thể gặp ở gặp một số bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch xoang. Những bệnh nhân này thường có rối loạn chức năng đông – cầm máu do liên quan đến các bệnh lý ác tính, viêm nhiễm mạn tính, phụ nữ mang thai, sau nạo phá thai hay sử dụng các thuốc tránh thai kéo dài…

Tại chương trình nâng cao nhận thức của cộng đồng về đột quỵ "Nhận diện và xử trí ban đầu bệnh nhân đột quỵ não cấp", TS.BS Hựu cũng đã cung cấp kiến thức giúp người dân nhận thức và nâng cao hiểu biết về mối nguy hiểm của bệnh đột quỵ và các phương pháp điều trị, các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả, từ đó, giúp người bệnh và gia đình họ giảm nguy cơ đối mặt với hậu quả của đột quỵ não, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Cách nhận biết và phòng ngừa đột quỵ

Thời gian vàng trong điều trị đột quỵ là từ 4-6 tiếng đầu, do đó việc nhận biết sớm được các triệu chứng của đột quỵ là vô cùng quan trọng. Người bị đột quỵ thường gặp phải các dấu hiệu (B-E-F-A-S-T) như:

- (B) Cảm thấy mất thăng bằng, loạng choạng.

- (E) Mờ hoặc mất thị lực một phần hoặc mất thị lực hoàn toàn.

- (F) Khuôn mặt bị mất cân đối, chảy xệ một bên mặt, nhân trung bị lệch.

- (A) Cơ thể mệt mỏi, không sức lực, khó khăn trong vận động, bị liệt một bên người.

- (S) Giọng nói bị thay đổi, khó khăn trong phát âm, nói ngọng bất thường.

- (T) Khi bắt gặp những triệu chứng trên, hãy gọi cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Theo các chuyên gia, để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ ở người trẻ cần phải từ bỏ các thói quen xấu, xây dựng thói quen tốt. Khi cơ thể gặp các vấn đề bất thường cũng cần đi khám chuyên khoa sớm.

Đặc biệt, trong tình huống gia đình có người gặp đột quỵ nên gọi xe cấp cứu để nhận được sự hỗ trợ đúng cách. Tuyệt đối, không cho nạn nhân uống bất cứ loại thuốc hay dùng kim châm vào đầu ngón tay vì điều này sẽ rất nguy hiểm và làm chậm trễ quá trình điều trị.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU