Thời tiết lạnh đột ngột, mẹ biết giữ ấm 4 điểm này thì bé sơ sinh sẽ không bị ốm

(lamchame.vn) - Giai đoạn chuyển lạnh là lúc trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là các em bé mới chào đời.

3. Bàn chân

Bàn chân của trẻ là nơi chịu nhiều áp lực khi toàn bộ sức nặng của cơ thể chủ yếu đè lên đôi chân. Bàn chân cũng là nơi có nhiều mạch máu và huyệt đạo chịu trách nhiệm điều hòa âm dương cho cơ thể. Nếu chân của trẻ bị lạnh, các cơ quan nội tạng trong cơ thể bé cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Cha mẹ hãy nhớ đeo tất chân cho bé, rửa chân với nước ấm và lau khô cho trẻ. Việc mát-xa chân cho bé cũng giúp lưu thông các mạch máu, chân bé sẽ ấm áp hơn để chống chọi với thời tiết lạnh giá như hiện nay.

Đặc biệt, bố mẹ có thể bôi cho con một ít dầu giữ ấm riêng cho trẻ sơ sinh vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để con không bị cảm lạnh. 

4. Các khớp tay, chân

Khi trời lạnh, hiện tượng căng cơ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Các khớp gối, khớp cổ tay, khớp ngón tay có thể bị lạnh, làm cho tuần hoàn máu kém và dẫn đến viêm khớp. Trẻ nhỏ và người già là những đối tượng mà khả năng điều chỉnh của các khớp không tốt và rất dễ bị nhiễm lạnh, viêm nhiễm.

Nếu cha mẹ thấy các khớp tay, chân bé có dấu hiệu đỏ ửng hoặc trắng nhợt, khớp yếu thì ngay lập tức ủ ấm cho trẻ. Thường xuyên cho trẻ vận động phù hợp để các mạch máu lưu thông, tránh bị căng cơ, mỏi khớp.

Với trẻ sơ sinh, bố mẹ nên cho bé tập những bài nhẹ nhàng, massage các bộ phận cơ thể để giúp con khoẻ mạnh hơn. 

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đang bị lạnh

- Sờ thấy bàn tay và bàn chân lạnh hoặc vùng da gáy lạnh cũng là dấu hiệu gợi ý nhiệt độ của trẻ thấp. 

- Da tái nhợt: dấu hiệu này xuất hiện kèm với tình trạng giảm hoạt động là dấu hiệu gợi ý rõ tình trạng hạ thân nhiệt. 

- Trẻ quấy khóc không rõ lý do: Khi mới cảm thấy lạnh, trẻ sơ sinh có thể quấy khóc mà không rõ lý do như một dấu hiệu gợi ý và cảnh báo với bố mẹ. Khi điều này xảy ra, nên mặc thêm đồ ấm để khiến trẻ thoải mái hơn. 

- Trẻ hắt xì hơi: đây là một phản xạ liên quan đến vùng dưới đồi, nơi kiểm soát nhiệt độ trung tâm của cơ thể. Điều này giải thích tại sao trẻ thường hắt xì khi cảm lạnh. 

- Trẻ ít hoạt động: đây là dấu hiệu nguy hiểm nhất khi trẻ bị lạnh. Những dấu hiệu gợi ý tình trạng hạ thân nhiệt ở trẻ kể trên không nên được bỏ qua vì có thể bỏ lỡ giai đoạn phục hồi cho trẻ. Khi trẻ trở nên lừ đừ ít hoạt động, tình trạng hạ thân nhiệt đã đến mức nặng nề.  

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU