Hãy cho con chơi một môn thể thao nào đó. (Ảnh minh họa)
Bước 7: Cho con tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt tuổi trẻ
Sống hữu ích và vui vẻ sẽ giúp con giảm bớt các suy nghĩ tiêu cực và sống hạnh phúc hơn, giảm tải căng thẳng sau giờ học.
Bước 8: Duy trì các giờ tâm sự riêng giữa con và cha mẹ
Càng tâm sự để hiểu con càng giúp con đỡ "dở hơi" (tuổi teen mà).
Những buổi tâm sự, trò chuyện thân mật sẽ giúp mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái gần gũi, gắn bó hơn. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho con những lời khuyên bổ ích và nắm rõ hơn những vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của con.
Bước 9: Dành thời gian cho con nghe nhạc và xem các loại hình nghệ thuật
Công việc này cũng rất quan trọng. Nó sẽ nâng cao khả năng thẩm âm thẩm mĩ của con đấy nhé.
Bước 10: Đừng quên các công việc nhà
Ở độ tuổi này, con cần tăng cường làm việc. Điều này không chỉ khiến con khéo léo, học thêm được nhiều kĩ năng sống mà còn giúp giảm bớt vất vả cho cha mẹ. Ngoài ra nó còn giúp con có thêm trách nhiệm với gia đình.
Bước 11: Chuẩn bị cho tuổi dậy thì cho con
Kể chuyện với con, mua sách cẩm nang tuổi teen cho con đọc và chia sẻ kinh nghiệm cho con là việc không bao giờ các cha mẹ được phép “quên” trong tuổi này. Ở độ tuổi dậy thì, con thực sự cần một người thầy, một người bạn.
Làm bạn cùng con chẳng bao giờ là dễ. Và trong lúc dạy con từ lúc mới chào đời cho đến nay (con tôi hiện đã 20 tuổi), tôi thấy năm lớp 6 là khó nhất. Và tôi hi vọng, những chia sẻ của mình sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm, dễ dàng hơn trong việc dạy dỗ, làm bạn với con.
Năm học mới đến rồi, chúc các con có một năm học thành công rực rỡ!