Tỏi tím (tía) hay tỏi trắng thơm và nhiều chất dinh dưỡng hơn? Nếu đi chợ gặp loại tỏi này thì không nên mua

Chọn được tỏi ngon và giàu dinh dưỡng đều có bí quyết cả đấy!

 

Nhất là khi những ngày mưa lạnh của mùa đông, vào tiết khí đại hàn, dễ bị cảm lạnh, có một hũ tỏi Lạp Bát màu xanh ngọc bích mướt mẩy, chua chua, giòn giòn, ăn kèm với đồ ăn thì như thần dược bảo vệ cơ thể.

Tỏi tím hay tỏi trắng?

Khi mua tỏi, chúng ta thường bắt gặp chủ yếu hai loại tỏi trắng và tím. Nhìn bề ngoài không có nhiều khác biệt, nhưng thực tế chúng có nhiều điểm khác nhau, đặc biệt là khi chọn mua tỏi vào mùa đông.

Tỏi dùng để xào nấu hay ngâm giấm trắng giòn và cả tỏi Lạp Bát xanh ngọc bích thì cũng cần đến những tép tỏi chắc mẩy. Các tép tỏi của tỏi trắng to hơn nhưng kích thước không đều, bên trong tép to là những tép nhỏ khum sát vào nhau. 

 
 
 

Còn tỏi tím, các tép tỏi kích thước đồng đều, tép dài và thon hơn.

Xét về giá trị dinh dưỡng, tỏi tía có chứa hàm lượng allicin cao hơn. Đặc biệt, trong tỏi tía có chứa anthocyanin có tác dụng đẹp da, chống oxy hoá mà trong tỏi trắng không có.

Nếu để ý kỹ, mùi vị của tỏi tím cũng nhỉnh hơn nhiều so với tỏi trắng. Tỏi tía hợp dùng để nấu ăn, dậy vị và thơm hơn. Tỏi trắng giòn nhưng không cay bằng tỏi tía và dễ ngấy hơn, thích hợp ăn sống, làm salad, bào mỏng để trộn, làm nước chấm.

 

Dù là khách hàng thân thiết của người bán hàng ngoài chợ, bạn cũng chưa chắc biết được điều này. Tỏi tím không chịu được lạnh nên chỉ trồng được vào mùa xuân. Vì vậy, thời gian sinh trưởng lẫn thu hoạch dài hơn tỏi trắng. Tỏi trắng thì ngược lại, có thể chịu được lạnh nên mùa thu cũng sinh trưởng tốt. Vì vậy, về giá cả, tỏi tím luôn đắt hơn.

Ngoài ra, chị em nội trợ cũng rất yêu thích loại tỏi Lý Sơn trắng củ nhỏ hoặc loại tỏi cô đơn (1 tép) có giá thành cao nhưng cay, thơm đậm vị. 

Chọn tỏi ngon: Đừng mua 4 loại này

Khi đi chợ, dù thân thiết với người bán hàng đến mấy, cũng đừng vì ham rẻ mà mua 4 loại tỏi này.

1. Tỏi bóc sẵn

Nhiều người bận rộn, khi đi chợ hoặc siêu thị thường nhìn thấy những hộp tỏi đã bóc vỏ sẵn được đóng gói đẹp đẽ. Nhưng tỏi đã bóc vỏ này thường bị bảo quản lạnh lâu, cũng dễ bị mốc và hỏng, không nên mua.

 
 

2. Tỏi trắng

Mẹo nhỏ ăn ngon khuyên bạn không nên dùng nhiều tỏi trắng trong nấu ăn. Không chỉ giá trị dinh dưỡng thấp, tỏi trắng vị còn nhạt. Trong khi tỏi tím có khả năng diệt khuẩn mạnh, vị tỏi đậm đà hơn và cũng nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể.

3. Tỏi đã mọc mầm

Tỏi thu hoạch xong dù phơi khô nhưng nếu bảo quản không tốt thì rất dễ mọc mầm. Để nảy mầm, toàn bộ chất dinh dưỡng trong tép tỏi tập chung vào phần chồi, phần tép tỏi bắt đầu teo lại, ọp ẹp và không còn nhiều dinh dưỡng.

 
 

4. Tỏi mềm

Khi mua tỏi, sờ tay vào củ tỏi phải cứng, chắc, vỏ bóng. Nếu vỏ mốc đen hoặc sờ vào thấy tỏi mềm hoặc beo lại thì tỏi đã bị hỏng.

 
 

Tránh: Người bị dạ dày không nên ăn tỏi sống

Ăn tỏi sống tuy giữ được tác dụng của tỏi nhưng một số người ăn cần chú ý không nên ăn tỏi sống. Chẳng hạn, người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng, người bị đầy bụng, ợ hơi, trào ngược dạ dày. Khi ăn tỏi sống không những không hấp thụ được dinh dưỡng mà còn kích thích dạ dày khiến bệnh trầm trọng hơn.

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/toi-tim-tia-hay-toi-trang-thom-va-nhieu-chat-dinh-duong-hon-neu-di-cho-gap-loai-toi-nay-thi-khong-nen-mua-162222901090711501.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU