Tổn thương tâm lý sau đột quỵ: Bác sĩ chỉ dấu hiệu nhận biết và cách chữa lành

(lamchame.vn) - Người phụ nữ đang trong quá trình hồi phục sau đột quỵ, nhưng do tổn thương tâm lý nên đã uống thuốc ngủ quá liều, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Sau đột quỵ, người bệnh thường có nhiều suy nghĩ tiêu cực dẫn đến nhiều hành vi mà hậu quả không lường trước được. Ảnh minh họa.

Chữa lành tổn thương tâm lý sau đột quỵ

Nếu không được cải thiện kịp thời và đúng cách, những tổn thương tâm lý này có thể khiến người bệnh mất nhiều thời gian để phục hồi, mất chức năng nặng hơn những khiếm khuyết vốn có, thậm chí là tăng nguy cơ tái phát đột quỵ; từ đó cản trở quá trình hội nhập cuộc sống của người bệnh sau đột quỵ.

Theo BS CKII. Phạm Thị Ngọc Quyên, để quá trình phục hồi tổn thương tâm lý ở người bệnh đột quỵ và thiếu máu não thoáng qua đạt được hiệu quả, đầu tiên cần sự cố gắng từ bản thân người bệnh, sau đó là sự hỗ trợ từ người nhà và người thân xung quanh.

Trải qua cơn đột quỵ, đối diện với những di chứng về vận động khiến cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể, thậm chí đảo ngược hoàn toàn các thói quen cùng vai trò trong gia đình và xã hội. Vì vậy, người nhà cần giúp người bệnh xây dựng và duy trì một đời sống năng động, tạo điều kiện để người bệnh tham gia các hội nhóm, gặp gỡ với những người xung quanh. Bên cạnh đó, cần động viên người bệnh chia sẻ về những vấn đề về sức khỏe tinh thần của mình.

Tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân ở người bệnh đột quỵ là rất lớn, dẫn đến sự nóng nảy, cáu bẳn. Người thân nên đồng hành cùng người bệnh, chia sẻ, đồng cảm và khen ngợi, động viên khi người bệnh có sự cải thiện. Sự thông cảm và chia sẻ chính là liều thuốc tinh thần tốt nhất giúp người bệnh lạc quan và phối hợp điều trị phục hồi tốt hơn. Trong trường hợp người bệnh bị rối loạn cảm xúc cấp tính với biểu hiện nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số thuốc điều trị kết hợp với liệu pháp tâm lý trị liệu.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU