Trẻ chậm nói đôi khi do chính cha mẹ, hãy làm việc này ngay từ khi lọt lòng để bé học nói nhanh

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói là do bé không có đủ thời gian giao tiếp với cha mẹ.

 

4. Từ 15 - 30 tháng tuổi: Bạn nên hỏi bé những câu hỏi khi đọc truyện cho bé nghe, để bé có thời gian suy nghĩ (khoảng 10 giây) trả lời. Hoặc có thể nói câu cầu khiến như "nhặt gấu Teddy lên", "mẹ đóng cửa sổ " hoặc "đến giờ ngủ rồi". Đừng quá lo lắng hay cảm thấy stress khi bé không muốn lặp lại hoặc không nói theo. Đơn giản là bé chưa biết cách nói như thế nào, bé sẽ phải học hỏi nhiều lần và bắt chước rất nhiều lần để có thể ghép 2-3 từ với nhau.

5. Khi chơi với trẻ, kết nối sự tưởng tượng của trẻ với ngôn ngữ.

Quan sát trẻ chơi, lắng nghe trẻ nói, sửa âm trẻ và nói lại bằng 1 câu mô tả.

Ví dụ: Trẻ có thể nói "xe" (ý bé là xe hơi), bạn có thể lặp lại từ đó, mà thêm ngữ cảnh như "xe bự bành bành". Điều này cũng sẽ gia tăng cơ hội bé sử dụng phụ âm và ghép từ, rất hữu ích cho các bé từ 1,5 tuổi trở lên.

Cách hỗ trợ bé nói ngọng

Nhiều cha mẹ lo lắng khi trẻ nói "ngọng". Thực tế nói ngọng có thể tự sửa sau khi trẻ được 4,5 tuổi. Sau 4,5 tuổi nếu bé còn nói ngọng có thể cần hỗ trợ từ chuyên gia. Tùy theo mức độ mà sự can thiệp sửa cho bé lâu hay mau, nhưng hầu hết các bé đều sửa thành công hoặc chỉ để lại 1 vài âm không thể sửa được (không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng phát âm của bé).

- Khi bé nói ngọng 1 từ nào đó, bạn có thể để bé nói xong từ đó. Sau đó, nói lại cách phát âm đúng của nó. Đừng lo lắng, nếu bé không phát âm lại. Bé có thể chọn cách không nói hoặc không sẵn sàng nói lại. Trong trường hợp này bạn có thể kiên nhẫn đợi 1 dịp khác hoặc dùng 1 trò chơi "nhìn hình đoán chữ". Cho bé xem hình, hỏi từ đó.

- Đối với các bé lớn, cha mẹ có thể sửa phát âm sai của bé bằng 1 cái gương, chỉ bé xem cách bạn dùng lưỡi di chuyển như thế nào khi nói từ đó. Sau đó, yêu cầu bé nói lại và dùng lưỡi như bạn với sự hỗ trợ từ cái gương để quan sát và sửa. Tránh gây áp lực cho bé lên sự ngọng ngịu vì áp lực tâm lý và xấu hổ có thể cản trở việc sửa thành công của bé. Nếu cần giúp đỡ thì nên tư vấn chuyên gia.

Vài nét về tác giả:

Bác sĩ Anh Nguyễn hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh (The British Association for Applied Nutrition and Nutritional Therapy). Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân, cũng là đồng tác giả của cuốn sách "Làm mẹ không áp lực".

 

 

Theo afamily.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU