Ảnh minh họa.
2. Đứa trẻ "mạnh dạn" theo kiểu đầu gấu
Cha mẹ nào cũng mong con cái mình lớn lên mạnh mẽ, kiên cường để khi ra đời sẽ không bị ức hiếp, bắt nạt. Thực tế khi đi học, những đứa trẻ có tính cách rụt rè, yếu đuối quá mức cũng thường xuyên trở thành đối tượng bị bạo lực học đường.
Tuy nhiên tính cách mạnh mẽ khác với tính cách hung hăng, côn đồ. Nhiều đứa trẻ không phải mạnh mẽ mà là ngang ngược, hỗn hào. Chẳng hạn có những đứa trẻ khi đến những nơi công cộng, chẳng những không chịu xếp hàng mà còn chăm chăm luồn lách lên trước. Ngay cả khi bị người lớn nhắc nhở, trẻ cũng mặc kệ, thậm chí còn quay lại lè lưỡi, bĩu môi. Hoặc khi có một món đồ chơi nào đó, trẻ sẵn sàng đánh nhau, dùng bạo lực với bạn bè để không ai có thể động vào được món đồ của mình.
Nhiều cha mẹ thấy vậy lại cho rằng, con mình ghê gớm như thế thì ra đời mới không bị bắt nạt! Một số thậm chí còn tự hào khoe: "Con tôi "ghê" lắm đấy, đừng hòng ai động được vào".
Thực tế là cha mẹ phải biết dạy dỗ trẻ bằng giới luật và hành động. Khi trẻ có tính cách như trên, cha mẹ cần nhanh chóng tác động. Đừng nghĩ rằng cứ "mạnh dạn" là tốt, ra đời sẽ không bị bắt nạt.
Nếu trẻ cứ tiếp tục hành động "mạnh dạn" theo kiểu vậy, không tôn trọng pháp luật, quy tắc ứng xử chung thì sao cũng có ngày gây ra hậu quả khôn lường và sẽ phải hối hận cả đời.