Cha mẹ nào cũng hy vọng con cái thông minh, trưởng thành có công việc ổn định, thu nhập tốt. Thật ra, một đứa trẻ trông như thế nào khi lớn lên có thể nhìn thấy ngay từ khi còn bé. Một số em ngày nhỏ có vẻ rất lanh lợi nhưng thực ra lớn lên khó thành công.
Trẻ có 3 thói quen này trông thông minh, song cha mẹ đừng quá vui mừng:
Đầu tiên, luôn khôn vặt
Từng có một bà mẹ ở Trung Quốc đăng hóa đơn đi ăn trên mạng, khoe dắt hai đứa con đi ăn lẩu ở một nhà hàng nổi tiếng nhưng chỉ mất 10 tệ (khoảng 35 ngàn đồng). Tuy nhiên, thay vì được khen ngợi vì tiết kiệm, cô lại nhận "gạch đá" bởi cách dạy con khôn lỏi.
Cụ thể, khi đưa cô con gái 5 tuổi đến nhà hàng lẩu, cô chỉ gọi một quả trứng sống với giá 10 nhân dân tệ. Ngoài ra, họ lấy hai phần nước trắng và không gọi thêm bất cứ thứ gì khác. Sau khi người phục vụ rời đi, người mẹ này đến khu vực lấy gia vị và rất nhiều rau cùng đồ ăn nhẹ và 1 phần mì được cung cấp miễn phí cho trẻ em. Tiếp đó, chị lấy nước sốt thịt bò trong khu vực gia vị đổ lên trên mì. Rắc thêm ít hành khô, ngò rí để có được 1 tô mì bò lớn.
Bà mẹ cho cà chua vào nồi nước trắng, sau đó đập trứng sống, bật lửa, một lúc sau, một nồi canh trứng cà chua đã sẵn sàng. Bằng cách này, hai mẹ con chỉ tốn 10 nhân dân tệ để ăn một bữa lẩu no nê, nhân tiện còn được làm móng tay miễn phí. Cô vô cùng tự hào vì đã tiết kiệm được một khoản lớn.
Trên thực tế, hành động của bà mẹ bị "ném đá" cũng không có gì khó hiểu. Khuôn mẫu và tầm nhìn của cha mẹ sẽ có tác động nhất định đến đứa trẻ sau này. Nhà xã hội học Bandura cho rằng hành vi xã hội của trẻ em chủ yếu được thực hiện bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của những nhân vật quan trọng trong cuộc sống thực. Cha mẹ là đối tượng chúng bắt chước trực tiếp nhất trong quá trình lớn lên. Nếu cha mẹ có tính khôn vặt, trẻ cũng rất dễ học theo.
Kiểu trẻ này lớn lên khó được người khác hoan nghênh. Bạn phải biết rằng không có gì là miễn phí cả, nếu luôn thích tham lam những thứ nhỏ nhặt, bạn càng dễ bị thiệt thòi.
Một đứa trẻ phát triển thói quen lợi dụng người khác sẽ có tác động cực kỳ xấu đến tầm nhìn sau này. Khi đối mặt với một vấn đề, trẻ bỏ qua tình hình chung và chỉ nhìn thấy những lợi nhuận nhỏ trước mắt, từ đó cũng gián tiếp loại đi những cơ hội lớn trong tương lai. Trẻ sẽ học cách lợi dụng và sẽ trở nên ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình trong mọi việc mà không màng đến cảm nhận của người khác. Bởi thế, chúng thường bị cô lập và ít bạn bè.
Thứ hai, quá ỷ lại vào sự thông minh
Một số đứa trẻ có thể sinh ra đã thông minh hơn những đứa trẻ khác nhưng chúng phải được hướng dẫn kỹ càng để khi lớn lên có thể làm nên chuyện. Một số cha mẹ thấy con nhanh nhẹn, khi còn nhỏ luôn đạt được một số thành tích và thường được người khác khen ngợi... nên tự mãn, thiếu sự trau dồi sẽ vô tình bỏ phí tiềm năng của con mình.
Thứ ba, không tuân theo các quy tắc
Trẻ thông minh thường chọn một lĩnh vực kiến thức và say mê tìm hiểu nếu thích. Cái gì không thích, trẻ chẳng để ý chút nào.
Tuy nhiên, không có quy tắc, hành vi của con người khó được điều chỉnh tích cực. Nhiều bậc cha mẹ luôn lấy cớ con còn nhỏ để con muốn làm gì thì làm, nhưng nếu điều này diễn ra lâu dài thì khi con lớn lên sẽ hình thành thói quen xấu khó thay đổi.
Các quy tắc không được hình thành trong một hoặc hai ngày mà phải mất vài năm và hiệu quả của việc tuân theo quy tắc có thể không thấy ngay, nhưng khi trẻ lớn lên sẽ có sự khác biệt một cách rõ ràng. Vì vậy, cha mẹ tôn trọng sở thích, lựa chọn của con nhưng đồng thời cũng hướng dẫn trẻ tự do trong giới hạn.