Trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng, sớm khỏi bệnh nhưng sau đó suy đa tạng, bác sĩ cảnh báo mối nguy hậu COVID-19

Các chuyên gia cho biết, trẻ mắc Covid-19 thường ở mức độ nhẹ, không có nguy cơ diễn biến nặng, nhưng có thể gây ra các biểu hiện cấp tính nghiêm trọng và MIS-C (hội chứng viêm đa hệ thống).

Hậu Covid-19, trẻ em cũng bị di chứng nặng nề

Tại hội nghị tập huấn xử trí, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc Covid-19 sáng 16/2, TS.BS Phan Hữu Phúc, Phó Trưởng khoa điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ em nhiễm Covid-19 thường không có triệu chứng hoặc nhẹ, tỷ lệ tử vong thấp, nhưng có thể gây ra các biểu hiện cấp tính nghiêm trọng và MIS-C (hội chứng viêm đa hệ thống).

Theo bác sĩ Phúc, những yếu tố nguy cơ khiến trẻ em mắc Covid-19 diễn biến nặng, gồm: béo phì, thừa cân; trẻ đẻ non, nhẹ cân; mắc đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá; các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản; bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp).

Hoặc trẻ mắc bệnh lý thần kinh; bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải ung thư, đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc; bệnh gan; bệnh thận mạn tính; các bệnh hệ thống.

Trẻ mắc Covid-19 ở thể nhẹ thường không có triệu chứng hoặc chỉ ho, chảy nước mũi, đau họng; nhịp thở bình thường, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời; X-quang phổi bình thường. Những trẻ này được chăm sóc tại nhà/ cộng đồng.

Trẻ mắc Covid-19 mức độ trung bình thường có những triệu chứng viêm phổi như thở nhanh so với tuổi. SpO2 từ 94 - 95% (thở khí trời).

Còn trẻ mắc Covid-19 nặng thường có 1 trong các dấu hiệu như thở nhanh theo tuổi, dấu hiệu thần kinh, SpO2 từ 90 - < 94%="" thở="" khí="" trời.="" x-quang="" phổi="" tổn="" thương="" dạng="" mô="" kẽ,="" kính="" mờ="" lan="" tỏa="" ≥="" 50%="" phổi.="">

Trẻ mắc Covid-19 nguy kịch có một trong các dấu hiệu sau: suy hô hấp nặng SpO2 < 90%="" khi="" thở="" khí="" trời,="" cần="" hỗ="" trợ="" hô="" hấp;="" dấu="" hiệu="" nguy="" hiểm="" đe="" dọa="" tính="" mạng="" như="" tím="" trung="" tâm,="" thở="" bất="" thường,="" rối="" loạn="" nhịp="" thở,="" ý="" thức="" giảm="" khó="" đánh="" thức="" hoặc="" hôn="" mê,="" bỏ="" bú/ăn="" hoặc="" không="" uống="">

Ngoài ra, trẻ nguy kịch cũng sẽ có dấu hiệu của hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), suy tuần hoàn, suy đa cơ quan, hội chứng MIS-C có sốc/suy đa cơ quan.

Trẻ mắc Covid-19 từ mức độ trung bình trở lên cần được điều trị theo tầng tại bệnh viện.

Trẻ em mắc Covid-19 được điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Cũng tại hội nghị, TS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 là 19,2%. Trong đó, tuổi từ 13-17 chiếm 4,8%; 6-12 tuổi chiếm 8%; 3-5 tuổi là 2,8%; 0-2 tuổi là 3,6%. Tỷ lệ tử vong trẻ em là 0,42% so với tỷ lệ chung.

Ông Khoa nhận định số trẻ em tử vong do Covid-19 rất ít, tuy nhiên phải bảo vệ nghiêm ngặt nhóm thừa cân béo phì, đang điều trị bệnh nền, mạn tính, bị suy giảm miễn dịch bởi khi nhóm này nhiễm Covid-19 thì khả năng nguy cơ tử vong cao hơn.

TS.BS Đậu Việt Hùng, Phó trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, 3 tuần trở lại đây, số trẻ nhập viện vì mắc hội chứng MIS-C có xu hướng gia tăng. Tại bệnh viện, trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng này do trước đó đã nhiễm Covid-19, nhưng gia đình không hề biết trẻ từng mắc bệnh.

Theo bác sĩ Hùng, đối với trẻ em, hậu Covid-19 còn rất mới, các kiến thức còn chưa phổ cập hết đến các hệ thống y tế. Bệnh cảnh hậu Covid-19, đặc biệt là hội chứng MIS-C lại dễ lẫn với rất nhiều bệnh khác như hội chứng thực bào máu, sốc nhiễm trùng…

Từ giáp Tết đến nay, tại Bệnh viện Nhi trung ương, có khoảng 10 trẻ có tình trạng tương tự nhập viện. Các bé có những biểu hiện suy giảm chức năng tĩnh mạch, sốc, sốt kéo dài, ban trên da…

Nhiều bố mẹ trước đó không biết con mình mắc Covid-19. Các bác sĩ đã làm xét nghiệm tìm kháng thể, nếu dương tính, thì khẳng định trẻ từng nhiễm bệnh.

Bác sĩ Hùng cho biết, tỷ lệ trẻ mắc hội chứng MIS-C chỉ là 2/100.000 nhưng hậu quả rất nặng nề. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong sau khi mắc Covid-19 ở trẻ nhỏ.

"Nói về viêm đa hệ thống tức là di chứng này sẽ làm tổn thương rất nhiều cơ quan, còn bản chất về bệnh lý giờ vẫn chưa rõ, có thể là một phản ứng miễn dịch không hợp lý, có thể tăng miễn dịch quá mức làm tổn thương nhiều cơ quan.

Đặc biệt với trẻ bị nhiễm Covid-19 mà bố mẹ không biết, nếu có triệu chứng mệt mỏi kéo dài, nên được đưa đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán", bác sĩ Hùng nói.

Bác sĩ khuyến cáo, với trẻ đã từng mắc Covid-19, các gia đình không được chủ quan. Sau khi trẻ âm tính 2- 6 tuần nếu có biểu hiện như sốt cao trở lại, phát ban, phù nề, rối loạn tiêu hoá, da tái, nhịp tim nhanh… cần cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp trẻ không nhiễm Covid-19 nhưng khu vực sinh sống có nhiều người nhiễm hoặc gia đình có F0, cha mẹ cũng nên cần chú ý quan sát, khi thấy con có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị.

Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện của trẻ để kịp thời đưa đến các cơ sở y tế

Chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà như thế nào?

PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tại hội nghị cho biết, trẻ mắc Covid-19 mức độ nhẹ, không có nguy cơ diễn biến nặng, có người chăm sóc khỏe mạnh và hiểu biết, sẽ được điều trị tại nhà.

Khi chăm sóc trẻ tại nhà, gia đình cần chú ý những triệu chứng bất thường của trẻ để báo nhân viên y tế gồm: Sốt > 38 độ C; đau rát họng, ho; tiêu chảy; mệt mỏi không chịu chơi; đau ngực; SpO2 < 96%; khó thở; ăn bú kém.

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu chuyển nặng như thở nhanh, khó thở; cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi, đầu chi, chi lạnh tái, nổi vân tím, người chăm sóc cần báo ngay với nhân viên y tế để cấp cứu kịp thời.

Theo ông Hiếu, khi chăm sóc với trẻ mắc Covid-19, người chăm sóc cần đeo khẩu trang, tấm che giọt bắn, vệ sinh tay thường xuyên, mở cửa sổ thông thoáng nơi ở,vệ sinh bề mặt, xử lý chất thải theo hướng dẫn.

F0 trên 2 tuổi phải đeo khẩu trang, vệ sinh tay; dùng khăn giấy che khi ho, hắt hơi, sau bỏ khăn giấy; tập thể dục nhẹ nhàng đối với trẻ lớn; đo SpO2, nhiệt độ 2 lần/ngày (tự đo hoặc người chăm sóc giúp đỡ; ổn định tâm lý cho trẻ, nhận biết dấu hiệu nặng.

Các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà

Nếu trẻ sốt:

- Chườm hạ sốt: Lấy nước ấm, lau nhẹ chỗ nách, bẹn, lòng bàn tay chân cho trẻ. Chườm khoảng 10-15 phút kẹp lại nhiệt độ. Dừng chườm khi nhiệt độ dưới 37.5 độ C.

- Uống hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C: Paracetamol 10-15 mg/kg/lần. 4-6 giờ sau có thể uống lại nếu sốt.

- Uống thêm nước.

Nếu trẻ tiêu chảy đi ngoài trên 3 lần/ngày hoặc phân lỏng nước, thì tiếp tục cho trẻ bú mẹ, uống thêm Oresol, báo nhân viên y tế để tư vấn. Oresol pha nguyên gói với lượng nước đủ theo khuyến cáo trên bao bì, cho trẻ uống từng thìa nhỏ.

Nếu trẻ ho, đau họng: - Người chăm sóc cho trẻ sử dụng thuốc ho khi thật sự cần thiết, đúng chỉ định.

- Thuốc ức chế ho: Dùng khi ho quá nhiều, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt. Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.

- Thuốc loãng đờm: Một số loại không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, có thể thay thế bằng uống nhiều nước.

- Thuốc ho thảo dược: Khuyến cáo dùng.

Ông Hiếu khuyến cáo phụ huynh không tự ý dùng thuốc chống viêm, chống đông cho trẻ khi không có ý kiến bác sĩ.

 

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU