Trẻ sơ sinh có thể đọc được cảm xúc của bố mẹ trước khi biết nói

Nghiên cứu khoa học chỉ ra, các em bé trong 6 tháng đầu đời dù chưa biết nói nhưng đã có thể phân biệt được các cảm xúc khác nhau.

Trẻ sơ sinh có khả năng phân biệt được cảm xúc của bố mẹ

Thực tế, những tháng đầu đời của bé đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển cả hành vi lẫn nhận thức. Nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Geneva (Thụy Sỹ) phát hiện ra rằng: trẻ sơ sinh đang nghe những  âm thanh vui vẻ (lời nói) mà có khuôn mặt giận dữ nào đó xen vào, chúng sẽ dành nhiều thời gian hơn để nhìn chằm chằm vào khuôn mặt đó.

Theo các nhà nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phân biệt được những cảm xúc khác nhau trước khi chúng biết nói. Nhà khoa học Amaya Palama cho biết: "Dựa vào nghiên cứu này, chúng ta có thể kết luận rằng trẻ sơ sinh sáu tháng tuổi có thể nhận ra cảm xúc của sự hạnh phúc, bất kể là do thính giác hay thị giác”. Ví dụ, trẻ sơ sinh có thể giao tiếp với người chăm sóc bằng cách khóc khi cảm thấy đói.

Để tiến hành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã phải phân tích 24 đứa trẻ 6 tháng tuổi. Chúng sẽ được ngồi trước một màn hình đen. Tại đây, các bé sẽ lắng nghe giọng bình thường (trung lập), giọng giận dữ và giọng vui mừng trong 20 giây. Sau đó, chúng được ngồi trước mặt người lớn để thể hiện cảm xúc trong 10 giây tiếp theo.

Kết quả cho thấy, trẻ sơ sinh không thích các khuôn mặt hạnh phúc hoặc tức giận sau khi nghe một giọng nói trung lập. Đặc biệt, chúng sẽ dành nhiều thời gian hơn để nhìn miệng của người khác sau khi nghe giọng nói vui vẻ. Điều này giúp hình thành nên nhận thức sơ khai của trẻ.

Nghiên cứu trước đây từng chỉ ra, các em bé có các điểm đáng yêu như mắt to, má mũm mĩm để tạo ra và kích thích bản năng nuôi dưỡng trẻ của con người. Điều này giúp duy trì sự sống của trẻ.

Tác giả của nghiên cứu này nói: “Chúng tôi muốn các bậc cha mẹ biết rằng, dù con của họ có làm điều gì “sai trái” thì cũng khó khiến các bậc cha mẹ tức giận, đây là điều rất bình thường”.

         

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU