Yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng, chiều cao của trẻ?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ và cần được xem xét kỹ lưỡng như yếu tố di truyền, giới tính, chế độ dinh dưỡng,...thậm chí ngay cả thời kỳ thai nghén của mẹ cũng có những liên quan nhất định đến cân nặng và việc tăng cân của trẻ sau khi ra đời.
-
Những bé sinh đủ ngày hoặc lâu hơn thời gian dự sinh sẽ có cân nặng lớn hơn các bé sinh thiếu tháng.
-
Thói quen bú của bé cũng là yếu tố tác động đến việc tăng cân, trẻ bú mẹ hoàn toàn theo giờ giấc định sẵn sẽ có thể không tăng cân tốt bằng trẻ được cho bú theo nhu cầu.
-
Nếu bé đạt được các mốc phát triển quan trọng khác trong thời gian tương ứng như khả năng lật, trườn, bò, ngồi…thì rất ít có khả năng bé bị suy dinh dưỡng.
-
Bố mẹ cần quan sát “đầu ra” của bé, nếu em bé của đi phân tốt và nước tiểu tốt, màu trong thì ít có khả năng bé bị suy dinh dưỡng. Chứng tỏ chế độ dinh dưỡng hiện tại bé đang hấp thu tốt.
-
Đo cân nặng cho bé vào các thời điểm khác nhau cũng dễ dẫn đến sự chênh lệch nhất định. Chẳng hạn như khi bé vừa bú xong, cân nặng của bé sẽ tăng hơn so với lúc chưa bú no. Hay thậm chí, nếu thao tác cân đo được thực hiện với các y tá, bác sĩ khác nhau cùng dụng cụ khác nhau thì vẫn sẽ cho ra những kết quả khác nhau.
-
Vậy trẻ sơ sinh tăng cân thế nào là bình thường?
Như đã nói ở trên, việc tăng cân ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, không phải trẻ nào cũng có mức độ tăng cân giống nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết tốc độ tăng cân của các bé sẽ diễn ra theo quy luật.
- Thông thường, hầu hết trẻ sơ sinh đều bị sụt cân trong tuần đầu tiên sau sinh. Đây gọi là hiện tượng sụt cân sinh lý. Bé có thể bị tụt khoảng 5 – 10% cân nặng nhưng từ tuần thứ 2, trẻ tăng cân rất nhanh.
-
- Từ lúc sinh đến 3 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 600 – 800g, có tháng trẻ tăng đến 1kg.
-
- Từ 3 – 6 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 500 – 600g.
-
- Từ 6 – 9 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 400 – 500g.
-
- Từ 9 – 12 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 300 – 400g.
-
- Từ 12 – 24 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 150 – 300g.
-
- Từ 2 – 10 tuổi: mỗi tháng trẻ tăng 100 – 200g
Tốc độ tăng cân của trẻ sơ sinh quá nhanh hoặc quá chậm đều không tốt. Trong 6 tháng đầu đời, cho bé bú mẹ hoàn toàn là cách tốt nhất để bé tăng cân ổn định và phát triển bình thường, bởi thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ được “thiết kế” phù hợp một cách hoàn hảo với nhu cầu của em bé theo từng độ tuổi.
Cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân đúng chuẩn ở các giai đoạn cụ thể
-
Khi thấy trẻ tăng cân chậm hoặc không tăng cân, mẹ không nên quá lo lắng mà hãy trao đổi với bác sỹ về tình trạng của bé. Các bác sỹ sẽ thăm khám, tìm ra nguyên nhân cụ thể và đưa ra biện pháp phù hợp nhất.
-
Đối với trẻ bú mẹ, khi thấy trẻ tăng cân chậm mẹ nên chủ động điều chỉnh lại chế độ ăn uống, cung cấp đủ 4 nhóm chất cần thiết: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ để tăng chất lượng nguồn sữa mẹ.
-
Có thể cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm. Sữa và những sản phẩm từ sữa, bột ngũ cốc, chất đạm thông qua dầu ăn, hoa quả tươi… là những gợi ý để bé nạp đủ dinh dưỡng, giúp tăng cân.
Mẹ cũng thấy đấy, trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là bình thường không thể gói gọn chỉ trong một câu trả lời đơn giản. Cân nặng của trẻ dù không phải là yếu tố quyết định tất cả, nhưng nó lại là chỉ số quan trọng dùng để theo dõi sự phát triển của bé rất cụ thể qua từng giai đoạn. Hi vọng rằng, qua chia sẻ ở trên, mẹ sẽ không còn chịu áp lực nhiều về cân nặng của trẻ nữa.