Trẻ sốt về đêm: Thực hiện ngay 4 bước bác sĩ Nhi khuyên giúp con cắt ngay cơn sốt

Theo bác sĩ Dũng, trẻ sốt về đêm cần thực hiện các phương pháp hạ sốt như khi trẻ bị sốt thông thường.

 
     
   

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

   

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, sốt chỉ là triệu chứng, không phải bệnh. Đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn. Chính vì vậy, khi trẻ sốt về đêm, bố mẹ cũng cần xử trí bình thường như khi trẻ bị sốt.

“Sốt không phải là bệnh, sốt chỉ là một triệu chứng và trẻ có thể sốt ban ngày cũng có thể sốt ban đêm. Trong 24h đồng hồ, trẻ có thể sốt bất cứ lúc nào. Nếu sốt không làm cho trẻ chán ăn, không gây bứt rứt, khó chịu thì bố mẹ nên để nguyên, trẻ sẽ hết sốt tự nhiên và phần lớn các bệnh nhiễm trùng lại nhanh khỏi”, PGS Dũng lưu ý.

Sốt chỉ là triệu chứng, không phải bệnh. Trẻ sốt về đêm, bố mẹ cũng cần xử trí bình thường như khi trẻ bị sốt. (Ảnh minh họa)

Khi trẻ sốt về đêm, bố mẹ cần lưu ý 4 điều quan trọng để xử trí cho trẻ:

1. Uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C

   

   PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng.

  

Bác sĩ Dũng cho biết, khi trẻ sốt về đêm cần xử lý như khi bị sốt ban ngày.

Nếu trẻ sốt 38,5 độ trở lên, bố mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt như: paracetamol và ibuprofel. Tuy nhiên, bố mẹ không nên cho trẻ uống xen kẽ hai loại thuốc này vì liều lượng khác nhau.

Bố mẹ cũng nên thường xuyên đo thân nhiệt cho con và nên đặt nhiệt kế ở nách để theo dõi chuẩn xác nhất.

Trong trường hợp trẻ sốt mà bố mẹ không muốn cho uống hạ sốt cũng không nên dùng các biện pháp vật lý như chườm ấm, bôi dầu, dán miếng hạ sốt...

Với trường hợp trẻ bị sốt cao co giật, bố mẹ cần bình tĩnh xử lý, không nên cho tay hay vật dụng nào đó vào miệng trẻ. Bố mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng, nới rộng quần áo. Sau đó đợi hết cơn co giật, bố mẹ lấy khăn cho vào miệng, phòng tránh cơn co giật sau của con.

Tiếp đó, đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn cho trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán xem có bệnh nào khác không.

2. Để phòng thoáng khí, không đóng kín cửa

Khi trẻ sốt về đêm, bố mẹ cần mở cửa phòng để phòng thoáng khí. Việc đắp chăn, đóng kín cửa sẽ làm cho bệnh của trẻ càng nặng hơn. Nhiều trường hợp bố mẹ cuống cuồng vì con uống thuốc hạ nhưng không đỡ bởi cửa phòng đóng kín, gây bí bách, không thoáng mát.

Bố mẹ cũng nên thường xuyên đo thân nhiệt cho con và nên đặt nhiệt kế ở nách để theo dõi chuẩn xác nhất. (Ảnh minh họa)

3. Nới lỏng quần áo

Bố mẹ nên nới lỏng quần áo, tã lót khi trẻ sốt về đêm. Đồng thời, lấy khăn thấm nước ấm vắt kiệt lau trán, 2 hốc nách và bẹn cho trẻ, thay khăn 2-3 phút/ lần để trẻ hạ nhiệt.

Nếu sau khi uống thuốc hạ sốt, nới lỏng quần áo, tã lót và để phòng thoáng mát mà trẻ vẫn bị sốt, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ khám kịp thời. Bố mẹ không nên ngại vì ban đêm mà không cho trẻ đi viện.

4. Bổ sung nước cho trẻ

Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C, bố mẹ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, bú nhiều sữa và theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên.

Sốt cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng bởi vậy bố mẹ cần cho con uống nhiều nước hoặc bú sữa mẹ nhiều hơn bình thường. Bên cạnh đó, trẻ muốn ăn gì, bố mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn đó, không cần phải kiêng khem quá nhiều.

 

Theo khampha.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU