Trò chuyện với con thế nào giúp bé phát triển tư duy tối ưu?

(lamchame.vn) - Nhiều nhà nghiên cứu chia sẻ rằng nếu cha mẹ biết cách trò chuyện đúng cách sẽ giúp bé ngày càng thông minh và sáng tạo.

Mối quan hệ giữa hoạt động giao tiếp và sự phát triển bộ não ở trẻ.

80% não bộ của trẻ phát triển trong 3 năm đầu. Khi bộ não của bé dần lớn, nó hình thành các kết nối cần thiết để suy nghĩ, tìm hiểu và xử lý thông tin. Những kết nối này, được gọi là khớp thần kinh. Các cuộc trò chuyện với bé kích hoạt những khớp thần kinh quan trọng trong não để xử lý ngôn ngữ. Càng nghe nhiều, những kết nối tinh thần đó càng mạnh.

Não trẻ trong những năm đầu đời là một bức tranh lớn cần lấp đầy bởi những mảnh ghép từ những trải nghiệm. Thiếu hụt những mảnh ghép đồng nghĩa với việc trẻ nghèo nàn trong nhận thức, suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Mảnh ghép làm sao có được? Đó chính là tương tác của ba mẹ, trò chuyện là một phần rất quan trọng của quy trình này.

G.S Fernald cho rằng các bậc cha mẹ cần biết tầm quan trọng của việc cung cấp “dinh dưỡng ngôn ngữ” bằng cách trò chuyện với con nhiều hơn theo cách hấp dẫn để nuôi dưỡng sự phát triển trí não sớm.

Trò chuyện giúp bé phát triển tư duy tối đa

Ngày nay, cuộc sống quá bận rộn khiến tần suất tương tác giữa cha mẹ và con cái ngày càng giảm hoặc tương tác kém hiệu quả. Giải quyết vấn đề này, Viện nghiên cứu sự phát triển của trẻ nhỏ, thuộc ĐH Harvard, Mỹ đã chia sẻ 5 bước cơ bản tạo sự tương tác hai chiều giữa cha mẹ và trẻ bao gồm:

Bước 1: Chia sẻ sự quan tâm với trẻ; Bước 2: Hỗ trợ và khuyến khích trẻ; Bước 3: Nói tên những thứ trẻ hứng thú; Bước 4: Tạo cơ hội cho trẻ đáp ứng lại; Bước 5: Hiểu tín hiệu bắt đầu và kết thúc của trẻ

Các bước tương tác này hỗ trợ sự giao tiếp của cha mẹ và trẻ trong những giây phút mà trẻ đang hứng thú- giây phút não bộ phát triển trong nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tò mò và sự tự tin.

Thức ăn của não bộ

Nếu thể lực cần dinh dưỡng từ thức ăn, giao tiếp cần “dinh dưỡng ngôn ngữ” để hoàn thiện thì não bộ cũng cần 1 dinh dưỡng riêng để phát triển toàn diện đó là bổ sung chất béo Omega. Tác giả RJ Wurtman ở Viện Công nghệ Massachusetts, Khoa Khoa học Trí não và Nhận thức, Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng: các axit béo thiết yếu (Omega 3 và 6) là thành phần cấu trúc chính cho màng tế bào hệ thống thần kinh trung ương, giúp tăng số lượng khớp thần kinh và thúc đẩy dẫn truyền thần kinh nhanh hơn nên ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình nhận thức của trẻ, là tiền đề giúp phát triển trí não. Điều đáng nói Omega 3 và Omega 6 là những dưỡng chất cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ bên ngoài.

BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp – Chủ tịch Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP.HCM cho biết: "Người ta ví omega như những viên gạch xây dựng nên bộ não của con người. Vì vậy, trẻ được cung cấp đầy đủ axit béo omega góp phần rất quan trọng đối với việc phát triển trí não, phát triển ngôn ngữ".

Omega có hai nguồn là Omega thực vật và Omega động vật. Ưu điểm nổi bật của omega thực vật là chứa thành phần ALA mà omega động vật không có. ALA rất tốt cho quá trình dẫn truyền thần kinh, tăng khả năng ghi nhớ tập trung, chú ý, học hỏi tốt hơn.

Đặc biệt, ALA có vai trò kháng viêm và bảo vệ tế bào. Mà tế bào não rất dễ bị tổn thương nên rất cần được bảo vệ. Sau khi chào đời, não của chúng ta có 100 tỷ tế bào thần kinh. Nhưng các tế bào não không có sự tăng thêm về số lượng mà chỉ chết dần đi. Do đó, vai trò bảo vệ được tế bào não của ALA đóng vai trò cực kỳ quan trọng với các bé.

Thêm vào đó, Omega thực vật không mùi vị, không tanh, do đó, trẻ nhỏ ngay từ trẻ sơ sinh có thể uống mà không bị kích ứng, nôn trớ.

Các chuyên gia khuyên nên bổ sung Omega 3 được chiết xuất từ dầu hạt lý chua đen (Ribes nigrum) giúp phát triển trí não. Dầu hạt lý chua đen chứa thành phần vitamin E tự nhiên, do đó, không làm Omega bị biến chất. Đồng thời, loại quả này chứa tỷ lệ Omega 6: Omega 3 là 4:1 giúp tối ưu hấp thu Omega vào não.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU