Các nạn nhân thường rất sợ những kẻ buôn người, họ thường không muốn nói về những trải nghiệm của mình. Trong một cuộc phỏng vấn của the Guardian vào năm ngoái, Stephen, một đứa trẻ mồ côi người Việt dễ bị tổn thương, đã kể lại việc bị bán sang Anh làm người trồng cần sa từ khi mới 10 tuổi.
Stephen nói rằng cậu không thể nhìn ra ngoài cửa số, vì tất cả chúng đều phủ một lớp nhựa cách nhiệt dày. Cậu không biết đang là ngày hay đêm và cũng không biết minh đang ở đâu. Cứ vài ngày, một nhóm người đàn ông sẽ đến kiểm tra và mang theo thức ăn cho cậu. Nếu cậu làm một cây cần sa chết, những người này sẽ đánh đập cậu. Cậu nói rằng cuộc sống của cậu lúc ấy thậm chí còn tồi tệ hơn khi ở Việt Nam.
Một lần, một nhóm buôn bán ma túy người Anh đã đá cửa, trói cậu lại và lấy trộm toàn bộ những cây cần sa đã thu hoạch. Khi những người quản lý cậu đến, họ đã vô cùng tức giận và chuyển cậu đến một địa chỉ mới, nơi cậu tiếp tục làm công việc quen thuộc là chăm sóc những cây cần sa. Những người kiểm soát cậu đe dọa rằng nếu cậu cố tình trốn thoát, họ sẽ tìm và giết cậu. Tuy nhiên, Stephen cũng không bao giờ cố gắng chạy trốn vì cậu chẳng biết mình phải đi đâu.
Stephen nói rằng: "Tôi chỉ sống từng ngày và không thể nhìn thấy điều gì trong tương lai. Không ai tử tế với tôi."
Debbie Beadle cho biết, hầu hết các nạn nhân mà tổ chức từ thiện đã làm việc đều đến Anh bằng cách trốn sau những thùng xe tải. Họ thường mô tả nó như một trong những trải nghiệm đau thương nhất trong cuộc đời họ.
(Theo The Guardian)
Theo ttvn.vn