Từ công việc ở Sở Văn Hoá tới người gieo mầm hướng hiệp cho trẻ em, họa sĩ Lê Nhan đã hé lộ về một số bản thiết kế nằm trong bộ 130 thẻ tự học vẽ

(lamchame.vn) - Là người khá kín tiếng và có lối sống hướng nội, nhưng có vợ là giáo viên nên hoạ sĩ Lê Nhan cũng tiếp xúc với cách đào tạo chuyên nghiệp và cũng được lắng nghe rất nhiều ý kiến đóng góp từ các bậc phụ huynh về hành trình học vẽ của con mình.

Bởi vậy, dù ổn định với công việc tại Sở Văn Hóa, nhưng luôn suy nghĩ về việc gieo mầm hướng nghiệp cho thế hệ trẻ em yêu mỹ thuật, hoạ sĩ Lê Nhan muốn chia sẻ về những ý tưởng và trải nghiệm trong quá trình tạo ra bộ 130 thẻ hướng dẫn trẻ em tự học vẽ tại nhà của mình.

Chào hoạ sĩ Lê Nhan, cảm ơn anh đã nhận lời phỏng vấn. Từ việc lắng nghe được nhiều ý kiến đóng góp từ các bậc phụ huynh, điều gì thôi thúc hoạ sĩ sáng tạo ra bộ 130 thẻ tự học vẽ?

Công tác nhiều năm trong ngành mỹ thuật, tôi nhận thấy: năng khiếu thì không phải ai cũng có nhưng kỹ năng thì có thể trau dồi. Do đó, tôi tìm hiểu thêm về cách đào tạo vẽ tranh. Ngày trước, lúc con trai mình còn nhỏ, tôi rất hứng thú với việc truyền đạt cho con mỗi khi vẽ tranh. Nhưng do tính chất công việc nên có những lúc mình phải theo vẽ công trình ngoài trời dài ngày, không thể trực tiếp chỉ tận tay và theo sát con học được. Khi đó, tôi đã tìm hiểu thêm nhiều cách dạy từ xa và biết đến phương pháp đào tạo vẽ tranh thông qua việc chia nhỏ bản vẽ ra từng chi tiết. Cách làm này đã được giảng dạy hơn 20 năm qua tại các nước Châu Âu. Tuy nhiên, hình vẽ của họ lại mang đậm phong cách nước ngoài, từ con người, phong cảnh cho đến văn hoá… Vậy nên, tôi đã kết hợp phương pháp này, nhưng thiết kế ra những hình ảnh và tạo hình phù hợp với văn hóa của Việt Nam mình.

Cũng trong quá trình làm việc tại Sở Văn Hoá, tôi đúc kết được rằng: phải có kinh nghiệm trau dồi qua nhiều năm thì bức tranh mới có thể đem lại giá trị kinh tế cao cho chính hoạ sĩ sáng tác được. Do độ chau chuốt của nét vẽ phải đến lúc đó mới đủ chín để thương mại. Cho nên, việc học vẽ từ sớm và lên tục thực hành là vô cùng quan trọng. Một lý do nữa là nếu so về giá trị kinh tế và đời sống, thì những người có gu thẩm mỹ cũng luôn được trọng vọng và có cuộc sống biết bao người mơ ước. Nên tôi mong mình sẽ trở thành người dẫn dắt cho những mầm non mỹ thuật sớm chạm được tới ước mơ của các cháu.

Chính vì những lý do thôi thúc đó, trong suốt những năm công tác trong lĩnh vực mỹ thuật, tôi đã lên ý tưởng và sáng tạo ra những chiếc thẻ hướng dẫn vẽ được chia ra các chủ đề từ cơ bản đến nâng cao, nhằm hướng nghiệp và tạo đam mê cho trẻ em. Vì kỹ năng thì mình có thể trau dồi, nên nếu được rèn luyện đúng hướng nữa thì thành quả trong tương lai sẽ rất tốt mà lại tránh được việc dàn trải chi phí học vẽ.

Bộ 130 thẻ tự học vẽ được phân chia từ cơ bản tới nâng cao, hoạ sĩ đã hoàn thiện các bản thiết kế đó như thế nào?

Tôi quan sát những sự vật, sự việc, tham khảo cách vẽ của nước ngoài và trong nước, rồi suy nghĩ đến việc trẻ em sẽ cảm nhận thế nào, sau đó đưa tất cả những điều đó thành bản phác thảo, rồi hiệu chỉnh và tô màu lên thành một bức tranh hoàn chỉnh. Nói gọn lại thì như vậy, nhưng mỗi chiếc thẻ vẽ ấy đều gắn với một quá trình trải nghiệm và cảm nhận dài ngày. Thậm chí, việc sáng tạo ra những hình vẽ đó không giống như việc mà một cái máy có thể dập khuôn hàng loạt được, nên quá trình theo đuổi này cũng mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi phải khá kiên trì.

Về các thẻ cơ bản thì tôi chia ra các chủ đề động vật, trái cây, phong cảnh, phương tiện, nghề nghiệp. Mỗi chủ đề cơ bản có 8 thẻ hướng dẫn vẽ. Kế đến là các thẻ vẽ nâng cao về nội thất và thời trang, số lượng tương ứng là 30 và 60. Như vậy, tổng cộng sẽ có 130 thẻ. So với phương pháp dạy vẽ trực tiếp thì sẽ là 130 buổi học. Sau khi tập vẽ tại nhà được hết 130 thẻ này, trẻ em sẽ có đam mê với 1 trong 2 nhóm ngành hot hiện nay là nội thất và thời trang. Qua đó, phụ huynh có thể lựa chọn các chương trình học phù hợp sau này cho con cháu mình.

Làm thế nào để trẻ có thể hoàn thiện 1 bức tranh như vậy?

Trong mỗi thẻ tự học vẽ, ngoài hình ảnh hoàn thiện ở cuối bức tranh, thì từ nét đặt bút đầu tiên, những nét vẽ kế tiếp sẽ được chia theo từng bước, căn theo các đường trục chính trong chiếc thẻ. Cách làm này sẽ giúp các cháu rèn luyện được tư duy về việc phân chia khối công việc lớn thành nhiều công việc nhỏ và hoàn thiện chúng dần dần. Trong quá trình vẽ các chi tiết đó, các cháu sẽ học được cách quan sát tỷ mỷ và rèn được tính nhẫn nại. Sau khi hoàn thành phần hình, các cháu có thể tô màu theo gợi ý có sẵn. Hoặc có thể tự phối màu theo sở thích, vẽ thêm các chi tiết trang trí, tùy theo góc nhìn sáng tạo của bản thân.

Phụ huynh thời nay rất thực tế, họ muốn việc học vẽ của con ngay từ nhỏ cũng cần được định hướng rõ ràng, vậy tại sao họa sĩ chọn ngành thời trang và nội thất?

Lý do lựa chọn thời trang và nội thất bởi vì đây là 2 nhóm ngành phổ biến nhất mà sau khi học vẽ các cháu sẽ làm được tốt. Quan điểm của tôi là ngay từ nhỏ, phụ huynh nên phát hiện sớm về xu hướng và sở trường vẽ tranh của con mình. Sau đó, đi sâu vót nhọn, để các cháu làm tốt đúng năng khiếu của mình, tránh học dàn trải. Bởi vì trong mỹ thuật, rất đa dạng ngành nghề và chủ đề, nếu cái gì cũng học một chút thì sẽ vô cùng tốn kém, mà sau này đến khi thực hành vẽ chuyên sâu lại không bằng các bạn học chuyên ngay từ đầu.

Vậy nên, bộ 130 thẻ tự học vẽ của tôi ngoài việc giúp các cháu hình thành tư duy bóc tách và sắp xếp các công đoạn, rèn nét vẽ, tính kiên nhẫn và tính sáng tạo thì đồng thời cũng giúp phát hiện xu hướng, sở trường của các cháu từ sớm. Nếu cháu nào thích vẽ động vật, phương tiện thì có thể định hướng theo học thiết kế đồ họa. Nếu cháu nào thích vẽ trang phục, có thể định hướng theo học thời trang. Còn cháu nhà mình chỉ thích vẽ nội thất, phụ huynh có thể định hướng theo chuyên ngành thiết kế nội thất. Tuy nhiên, cũng có một số cháu thích thời trang, nhưng lại chỉ vẽ và hình dung tốt về động vật, phong cảnh. Vậy nên, quá trình luyện vẽ tại nhà thông qua bộ thẻ tự học vẽ này sẽ giúp trẻ em tự cân đối lại sở thích và sở trường của mình, để lựa chọn theo đuổi chủ đề mà các cháu mong muốn gắn bó lâu dài. Điều này là vô cùng cần thiết và rất thực tế.

Độ tuổi nào của trẻ em phù hợp với phương pháp đào tạo vẽ tranh trong bộ 130 thẻ tự học này?

Việc luyện vẽ nếu để quá lâu mới trau dồi thì về sau sẽ rất khó cạnh tranh với những trẻ đã được phát hiện tài năng từ sớm. Vì vậy, độ tuổi phù hợp để học bộ thẻ này tôi nghĩ là dao động từ 3-13 tuổi, tầm mẫu giáo nhỡ cho đến hết cấp một.

Chi phí cho bộ 130 thẻ tự học vẽ này là bao nhiêu?

Trong lúc thiết kế những chiếc thẻ hướng dẫn tự học vẽ này, tôi đã làm các bức tranh có phong cách vẽ được liên kết và định hướng tư duy bổ trợ lẫn nhau. Nên thay vì việc đến học 130 buổi trực tiếp với chi phí trung bình là 50 nghìn đồng mỗi buổi thì khi sở hữu trọn bộ thẻ này, giá mỗi chiếc thẻ chưa đến 4 nghìn đồng. Cũng có thể nói là chỉ cần đầu tư chưa đến 4 nghìn đồng mỗi buổi, phụ huynh đã trợ giúp con mình tự rèn luyện vẽ tranh tại nhà để hướng nghiệp sau này.

Hiện tại hoạ sĩ đang phân phối bộ 130 thẻ tự học vẽ này qua đâu?

Kênh phân phối duy nhất của tôi là qua facebook. Bạn có thể tìm theo từ khoá PANDA ART (học vẽ tại nhà), hoặc truy cập trực tiếp vào https://fb.com/hocvetainha0393791030. Tại đây, sẽ có đội ngũ chuyên viên tư vấn và hướng dẫn đặt hàng. Tôi mong rằng sản phẩm bộ 130 thẻ tự học vẽ được thiết kế qua nhiều năm tâm huyết của mình sẽ truyền tải được cái tâm, niềm đam mê và định hướng nghề nghiệp phù hợp với trẻ em sau này. Hy vọng các bậc phụ huynh trên khắp đất nước mình sẽ có những người con, người cháu thành công trong sự nghiệp.

Cảm ơn hoạ sĩ Lê Nhan, chúc anh nhiều sức khoẻ, hạnh phúc trong cuộc sống và thành công hơn nữa trong công việc.

Theo Lamchame.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU