Cơ sở mầm non nơi xảy ra vụ việc đã bị đình chỉ hoạt động.
Cần làm gì khi phát hiện con có khuynh hướng bạo lực?
- Sửa đổi ngay từ bản thân mình, từ hành động đến lời nói và cách ứng xử với bé trong giao tiếp hàng ngày. Trẻ chính là tấm gương phản chiếu của bố mẹ nên khi con có những biểu hiện của tính bạo lực, bố mẹ cần uốn nắn dần dần.
- Kiên nhẫn và từ từ, không nên đốt cháy giai đoạn, áp đặt trẻ. Hãy làm gương cho con trước khi trách mắng bé về việc trẻ hay đánh bạn. Cố gắng tâm sự, nói những lời yêu thương hàng ngày với con, thay vì dọa dẫm, đánh đập vì hãy tìm cách xử lý thích hợp hơn khi con phạm lỗi.
- Xem xét con xuất hiện những hành vi, biểu hiện đó trong hoàn cảnh như thế nào và dựa vào diễn biến hành động cụ thể của con để có cách xử trí, uốn nắn sao cho phù hợp với độ tuổi và cá tính riêng của từng bé. Nếu nhận ra con thường xuyên mất bình tĩnh, có xu hướng thích bạo lực từ nhỏ, bố nên là người nghiêm khắc chấn chỉnh lại các hành vi của con.
- Ngoài ra, bố mẹ nên dành nhiều thời gian chia sẻ, trò chuyện, chơi những trò chơi lành mạnh cùng con, không cho con tiếp xúc với phim ảnh, đồ vật mang hơi hướng bạo lực. Nếu trẻ đang ở độ tuổi đi học, bố cần kết hợp với nhà trường, giáo viên đứng lớp của con để theo sát con trong thời gian đi học.
- Trong trường hợp phát hiện con có những dấu hiệu bạo lực nghiêm trọng mà mình không thể kiểm soát được, bố nên nhanh chóng đưa con đi thăm khám ở những địa chỉ uy tín, trao đổi cùng các chuyên gia tâm lý để có hướng phát hiện và xử lý kịp thời để tránh dẫn đến các hậu quả đáng tiếc về sau.