Dư luận rúng động khi vụ án Tịnh thất Bồng Lai được khởi tố, trong đó có khởi tố tội loạn luân với ông Lê Tùng Vân. Là bởi, có lẽ ít ai ngờ hành vi loạn luân bị khởi tố lại được tồn tại có vẻ ngang nhiên, bị che giấu lâu đến vậy - bất chấp rất nhiều bức xúc của dư luận.
Riêng ở góc độ khoa học, một số nghiên cứu chứng minh tính tất yếu bị loại bỏ của "loạn luân" không chỉ do yếu tố văn hóa hay quan niệm xã hội, mà còn là một "thuộc tính sẵn có" trong đặc điểm của loài người.
Hậu quả tất yếu về di truyền của "loạn luân"
Sự sống đã sớm xuất hiện từ cách đây khoảng 3,8 tỷ năm; khái niệm này vẫn chưa tồn tại ngay cả khi địa y bắt đầu xâm chiếm Trái Đất cách đây khoảng 1,2 tỷ năm.
Trên toàn bộ các nền văn minh hiện đại, việc quan hệ cận huyết, hay quan hệ loạn luân được coi là điều cấm kỵ trong cuộc sống con người. Tuy nhiên trong quá khứ, việc này lại hoàn toàn phổ biến.
Trong thần thoại Hy Lạp, việc các vị thần có nảy sinh hành vi quan hệ tình dục cận huyết và cho ra đời các vị thần hoặc những con quái vật với hình dáng kỳ lạ thường xuyên được xuất hiện và miêu tả. Đây được coi là khởi đầu cho các hành vi quan hệ tình dục cận huyết của loài người.
Ở các nền văn hóa Châu Á hoặc Đông Nam Á, trong lịch sử có ghi nhận hành vi quan hệ cận huyết nhằm duy trì nói giống và bảo toàn quyền lực trong các triều đại phong kiến. Lịch sử cũng ghi nhận những đứa trẻ sinh ra từ mối quan hệ cận huyết thường có xu hướng ốm yếu, chết yểu hoặc dị dạng.
Rõ ràng, việc quan hệ cận huyết là những điều đã từng xảy ra và đã được ghi nhận trong quá khứ. Song, chính vì những hậu quả mà nó để lại cho các thế hệ sau mà hành vi này đã bị hạn chế và không xảy ra trong cuộc sống hiện đại.
Các nhà nghiên cứu về di truyền học đã chỉ ra rằng không phải 100% các trường hợp quan hệ cận huyết đều để lại di chứng xấu lên thế hệ sau, nhưng đa số là như vậy.
Khi xảy ra hành vi quan hệ tình dục cận huyết, các đoạn "gen" xấu trở thành "gen" trội và có xu hướng kết hợp với nhau, do đó thế hệ sau thường mang bộ gen xấu và bị hạn chế về khả năng sống sót.
Việc quan hệ cận huyết đã từng được nhắc đến trong Thần thoại Hy Lạp. Ảnh minh họa
Quan hệ cận huyết bị loại bỏ thế nào
Mặc dù trên lý thuyết, các hành vi tình dục cận huyết được coi là cấm kỵ vì ký do di truyền hay đạo đức. Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ, điều cấm kỵ này không phải là kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ.
Các chuyên gia Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng: Việc không quan hệ tình dục cận huyết (quan hệ tình dục giữa các thành viên trong gia đình, bầy đàn) không phải là sản phẩm của quá trình giáo dục, mà là hành vi tự nhiên.
-
Nhà tiên tri mù Vanga 'nhìn thấu' thế giới năm 2022: Đưa ra 4 dự báo khủng khiếp
Phát hiện này đã đi ngược lại với học thuyết về tâm lý tính dục của Freud (học thuyết cho rằng các tâm lý về ham muốn tình dục chiếm ưu thế trong tâm lý con người).
Tiến sĩ Leda Cosmides ở Đại học California Santa Barbara và các đồng nghiệp đã công bố phát hiện của mình trên tờ báo Nature ở Anh.
Bà cho biết: "Tôi cùng các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng trong hệ thống hành vi của con người, đâu đó tồn tại một hệ thống cho phép phân biệt họ hàng thân thích và những người không cùng huyết thống. Phát hiện này là rất quan trọng, bởi các học thuyết tiến hóa trước đây cho rằng "hệ thống" này không tồn tại".
Ông Lê Tùng Vân và những người đang sinh sống tại Tịnh thất Bồng Lai
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng con người có khả năng điều chỉnh cả lòng vị tha với những người cùng huyết thống và hành vi để tránh khỏi việc quan hệ tình dục loạn luân.
Cosmides và các đồng nghiệp của cô đã thực hiện khảo sát trên 600 tình nguyện viên. Họ được hỏi rất nhiều câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo không ai biết được họ đang "bị" nghiên cứu những gì, nhằm đảm bảo tính khách quan của kết quả khảo sát.
"Chúng tôi đã hỏi những câu hỏi đại loại như: Bạn đã giúp đỡ anh/ chị/ em của mình bao nhiêu lần trong một tháng? Liệu trong tình huống bất khả kháng, bạn có sẵn sàng để hiến cho anh/ chị/ em của mình một quả thận hay không?... Trong số đó, tất nhiên chúng tôi cũng đan xen những câu hỏi về việc quan hệ tình dục cận huyết, tình dục giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng.
Trái cấm
Trong số các tình nguyện viên, có những người chưa bao giờ sống chung với anh/ chị/ em của họ. Ví dụ như các cặp anh/ chị/ em cùng cha khác mẹ, hoặc những người sinh cách nhau xa từ 10 năm đến 20 năm.
Việc điều chỉnh hành vi để tránh việc quan hệ cận huyết và lòng vị tha với một người nào đó đều dựa trên một yếu tố: thời gian. Các nhà khoa học cho rằng thời gian tiếp xúc là yếu tố để điều chỉnh hành vi của một người. Ví dụ như việc bạn dành bao nhiêu thời gian để chăm sóc, để sống chung với nhau trong một gia đình.
Cosmides nói rằng: "Nếu một người sống chung với một người khác trong một thời gian dài từ khi còn nhỏ (kể cả người đó không có quan hệ huyết thống), họ sẽ có xu hướng đối xử với nhau như đối xử với bất kỳ người thân nào trong gia đình. Điều này là hành vi tự nhiên của con người. Chính vì vậy, họ có xu hướng điều chỉnh hành vi của mình để không cho việc quan hệ tình dục xảy ra.
Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/tu-vu-le-tung-van-bi-khoi-to-loan-luan-phat-hien-quan-trong-ve-1-he-thong-o-con-nguoi-16222060115313862.htm
Theo ttvn.vn