Uống nước nhiều tốt thật, nhưng uống vào 4 thời điểm sau thì chẳng khác nào tự làm hại bản thân

Nước vô cùng cần thiết để duy trì sự sống và hoạt động hằng ngày của con người. Tuy nhiên, uống nước cũng cần phải đúng cách, đúng thời điểm mới có kết quả tốt.

Chúng ta thường được khuyên rằng uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên ít ai hiểu rằng uống nước cũng cần đúng lúc. Uống sai thời điểm vừa vô ích, hại cơ thể mà còn có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Tùy thuộc vào thể trạng cũng như nhiều yếu tố khác mà lượng nước phù hợp ở mỗi người cũng khác nhau. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) thường khuyến nghị nên uống ít nhất 8 ly nước với thể tích 8 ounce/ly, tương đương với khoảng 2 lít mỗi ngày. Đặc biệt là đừng chờ khi khát mới bắt đầu uống và tránh 4 thời điểm uống nước gây nguy hiểm sau đây:

1. Ngay sau khi tập thể dục thể thao

Nhiều người cho rằng việc uống nước ngay sau khi tập luyện thể dục thể thao là điều đương nhiên. Bởi vì vận động mạnh, tiết nhiều mồ hôi làm cơ thể mất nước, nóng nực, khát do hô hấp nhanh hơn. Tuy nhiên, trên thực tế đây là 1 thói quen không tốt và phản khoa học.

Ảnh minh họa

Bởi vì nó dẫn đến mất cân bằng tỷ lệ nước và natri trong cơ thể, dẫn đến loãng máu, giảm huyết áp, hạ natri máu. Có thể gây ra rối loạn ý thức, mệt mỏi, buồn nôn, chuột rút cơ bắp, thậm chí là lên cơn động kinh hoặc tử vong. Đồng thời, nó cũng làm tăng gánh nặng cho dạ dày và tim, khiến bạn mất nhiều thời gian phục hồi về trạng thái bình thường hơn.

Thay vào đó, nên uống nước trong vòng 1 tiếng trước khi vận động và uống 1 lượng nước nhỏ trong quá trình tập luyện. Nếu quá mệt và mất nước nhiều sau tập luyện, chỉ nên uống vài ngụm nước nhỏ, nghỉ ngơi khoảng 10 phút sau đó mới uống tiếp.

2. Vừa ăn vừa uống nước

Vừa ăn vừa uống nước rất hại dạ dày, đặc biệt là trong các bữa chính với lượng thức ăn lớn và nhiều chất đạm, tinh bột. Bởi vì lúc này nước sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, cản trở hoạt động tiêu hóa cũng như làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn.

Thói quen vừa ăn vừa uống nước còn dễ gây ra các bệnh dạ dày. Do thức ăn chưa được nhai kỹ rất dễ cùng với nước trôi nhanh xuống dạ dày. Từ đó làm tăng nguy cơ hóc, nuốt phải dị vật cũng như dạ dày phải làm việc vất vả hơn, về lâu dài dẫn đến suy giảm chức năng và khó tránh khỏi bệnh tật.

Ngoài ra, kiểu uống nước này làm tăng lượng insulin trong cơ thể. Từ đó tạo điều kiện cho mỡ tích tụ nhiều hơn, gây tăng cân, dễ béo phì.

3. Khi ăn đồ cay nóng

Rất nhiều người thường dùng nước để “chữa cháy” khi gặp phải đồ ăn quá cay hay quá nóng. Tuy nhiên, đây cũng là 1 trong những thời điểm uống nước gây hại cho sức khỏe.

Vừa ăn 1 món cay mà đã vội vàng tìm đến chai nước để giải nhiệt thì cay lại càng thêm cay mà còn hại dạ dày. Thay vì làm giảm đau, giảm cay, nước có thể làm lây lan toàn bộ cảm giác cay đến các bộ phận khác trong miệng và xuống dạ dày. Bởi vì nước làm phân tán phân tử gây cay capsaicin trong các món cay nhanh hơn.

Ẩnh minh họa

Thay vào đó, bạn nên uống sữa hoặc trà để giảm cay hiệu quả mà an toàn cho thực quản lẫn dạ dày. Ăn trái cây tươi hoặc uống nước trái cây có vị ngọt vào thời điểm này cũng là 1 lựa chọn không tồi.

4. Trước khi đi ngủ

Đúng là uống nước vào buổi tối có nhiều lợi ích nhưng đừng dại mà uống ngay trước khi đi ngủ.

Đầu tiên, nó sẽ khiến bạn khó ngủ hơn, đồng thời giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng khi phải dậy đi vệ sinh nhiều lần. Hơn nữa, vào ban đêm thận của chúng ta sẽ hoạt động chậm hơn nên việc uống nước vào ban đêm cũng đồng nghĩa với việc ép thận làm việc quá sức. Lâu ngày sẽ gây ra suy thận và hàng loạt bệnh tật nguy hiểm khác.

Ngoài ra, thói quen này còn dễ làm chân tay và mặt bị sưng phù, cơ thể mệt mỏi vào sáng hôm sau. Vì vậy, nếu muốn uống nước trước khi ngủ, hãy uống cách đó ít nhất 30 phút. Tốt nhất là dùng nước ấm nhẹ để giúp ích cho tuần hoàn máu, thải độc và ngủ ngon hơn.

Nguồn và ảnh: QQ, Goody 25, Sunday More

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/uong-nuoc-nhieu-tot-that-nhung-uong-vao-4-thoi-diem-sau-thi-chang-khac-nao-tu-lam-hai-ban-than-162220704211545276.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU