Sữa chua là một sản phẩm sữa phổ biến được làm bằng quá trình lên men vi khuẩn của sữa. Quá trình này tạo ra axit lactic, một chất làm protein sữa đông lại, tạo cho sữa chua có hương vị và kết cấu độc đáo. Sữa chua có thể được làm từ tất cả các loại sữa và lợi ích của nó mang lại sẽ khiến bạn phải kinh ngạc.
Lợi ích sức khỏe của sữa chua
Sữa chua có thể chứa nhiều protein, canxi, vitamin và vi khuẩn sống hoặc men vi sinh, có thể tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột. Những thứ này có thể bảo vệ xương và răng và giúp ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa.
Sữa chua ít chất béo có thể là một nguồn protein hữu ích trong chế độ ăn kiêng giảm cân. Probiotic có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.
Trong năm 2014, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng tiêu thụ sữa chua có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tiểu đường loại 2. Điều này đúng với bất kỳ loại sữa chua nào.
Các nhà khoa học khác cũng gợi ý rằng sữa chua có chứa vi khuẩn sinh học đã bảo vệ thành công trẻ em và phụ nữ mang thai khỏi tác động của việc tiếp xúc với kim loại nặng. Nó cũng là một lựa chọn bổ dưỡng khi mọi người cảm thấy khó nhai thức ăn.
Ngoài ra, sữa chua cũng là một thực phẩm hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
Ảnh minh họa: Sohu
Lưu ý khi sử dụng sữa chua
Tuy nhiên, như mọi loại thực phẩm khác, cũng có những lưu ý nhất định khi tiêu thụ sữa chua để không gây phản tác dụng, làm hại tới sức khỏe.
1. Những đối tượng không nên ăn sữa chua
Người không dung nạp lactose và dị ứng sữa không nên ăn sữa chua.
Ở người không dung nạp lactose, cơ thể của họ thiếu men lactase, loại enzyme cần thiết để phân hủy đường lactose, loại đường có trong sữa chua. Do đó, sau khi tiêu thụ sản phẩm từ sữa (trong đó có sữa chua) nó sẽ gây ra các hiện tượng khác nhau như đau bụng hoặc tiêu chảy. Dù vậy, ở một số người không dung nạp lactose, hiện tượng này lại không xảy ra, vì vậy, bạn có thể thử với một lượng nhỏ trước.
Với người bị dị ứng sữa, hiện tượng phát ban, sưng tấy, thậm chí là sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng sẽ xảy ra nếu cố tình ăn sản phẩm từ sữa như sữa chua. Vì thế, bạn nên tránh ăn sữa chua nếu bị dị ứng với sữa.
2. Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh
Khi sữa chua không được làm lạnh kịp thời, nhiệt độ cao vào mùa hè sẽ khiến vi khuẩn axit lactic trong sữa chua tiếp tục lên men, quá trình lên men sẽ sinh ra nhiều khí làm hộp đựng nở ra, khi có quá nhiều khí sẽ làm tăng áp lực lên bên trong thành hộp, trong trường hợp tệ nhất, hộp sữa chua có thể phát nổ.
Ảnh minh họa: Sohu
3. Uống hết sữa chua đã mở nắp trong 24 giờ
Sữa chua uống tốt nhất trong vòng 24 giờ sau khi mở nắp và cần để tủ lạnh trước khi dùng hết.
4. Vứt bỏ sữa chua hư ngay lập tức
Nếu (hộp) sữa chua bị phồng lên hoặc có mùi vị khó chịu, hãy vứt bỏ ngay khi có thể, ngay cả khi nó còn hạn sử dụng.
Nguồn: New Medical Today, Healthline, Aboluowang