Không ăn thực phẩm tái, gỏi: khi ăn các thực phẩm này có nguy cơ cao nhiễm các loại ký sinh trùng, trong đó có Salmonella. Bên cạnh đó, còn có khả năng nhiễm Salmonella từ bàn tay người chế biến thực phẩm nên phải rửa tay thật sạch trước và sau khi xử lý, chế biến thực phẩm và lây nhiễm từ dụng cụ nhà bếp như: dao, thớt...
Đun sôi thực phẩm trước khi ăn là biện pháp tốt nhất: đối với thực phẩm đã ướp lạnh, đóng băng thì thời gian đun nấu phải kéo dài hơn bình thường. Khi đun phải bảo đảm nhiệt độ sôi cả bên trong miếng thịt, các thực phẩm phải đun sôi ít nhất 5 phút. Thực phẩm còn lại sau bữa ăn trước, thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh phải được đun lại trước khi ăn.
Thức ăn dự trữ hoặc còn thừa phải được nấu lại trước khi ăn. Cần cảnh giác với những món nguội như thịt đông, patê, giò, chả... vì rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nên cất giữ thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, không để quá lâu.
Với thức ăn sau khi nấu chín cần ăn ngay. Nếu để lại cần để nguội đồ ăn và nhớ cho vào tủ lạnh ngay, chậm nhất là 4 giờ sau khi nấu xong. Hạn chế ăn ở những nơi không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chiều 15/3, ông Bùi Xuân Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, cho biết vẫn đang thống kê số ca nhập viện điều trị trên địa bàn tỉnh liên quan vụ nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm gà ở quán Trâm Anh, đường Bà Triệu, TP Nha Trang.
Theo ông Minh, đến chiều 14/3, thống kê từ các bệnh viện trong toàn tỉnh đã có 222 trường hợp nhập viện điều trị có dấu hiệu bị ngộ độc.
Sau sự việc, đại diện quán cơm gà Trâm Anh lên mạng xã hội gửi lời xin lỗi đến khách hàng, đồng thời chủ động liên hệ các bệnh nhân, đến bệnh viện thăm hỏi để đưa ra hướng giải quyết.
Đại diện quán cơm Trâm Anh cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng để tìm nguyên nhân vụ việc và từ chối thông tin về các phương thức bảo quản, chế biến thực phẩm của quán.