Những đứa trẻ bị la mắng dễ bị lo lắng và có mức độ trầm cảm cao hơn.
5. Tác động tiêu cực
Nhiều nghiên cứu đã minh họa việc la hét có hại cho trẻ em như thế nào. Một nghiên cứu coi la hét là thước đo của “kỷ luật khắc nghiệt” trong nhà. Nghiên cứu kết luận rằng, những đứa trẻ bị kỷ luật theo cách này có “thành tích học tập kém, gặp vấn đề về hành vi và có xu hướng phạm pháp”.
Một nghiên cứu khác chứng minh rằng, la hét có tác động tương tự đối với trẻ em như hình phạt thể xác. Trong khi đó, một nghiên cứu tại Thư viện Y khoa Quốc gia đã suy luận rằng, việc bị lạm dụng bằng lời nói và la mắng thường xuyên thậm chí có thể thay đổi cách phát triển não bộ của trẻ.
Thực tế, việc cha mẹ la hét một lần sẽ không gây tổn hại vĩnh viễn cho con mãi mãi. Những nghiên cứu này xem xét các hình thức la hét lâu dài và hành vi lạm dụng khác.
Tất cả chúng ta đều là con người và không ai hoàn hảo. Quan trọng là cha mẹ hiểu điều gì có thể ẩn sau cảm xúc của chính mình, cách bản thân có thể quản lý chúng tốt hơn và cách xử lý những cơn tức giận.
6. Không phải là cách giao tiếp hiệu quả
Tiến sĩ Markham cho biết: “Trẻ em gặp khó khăn trong việc học cách điều chỉnh cảm xúc của chính mình nếu cha mẹ không chỉ cho chúng cách thực hiện”. Những cha mẹ có xu hướng la hét mỗi khi buồn bã có thể sẽ dạy con mình phản ứng thái quá tương tự khi họ gặp phải những tình huống khó chịu.
Tiến sĩ Shrand giải thích, điều này xảy ra một phần là do khi la mắng con mình, cha mẹ đã kích hoạt “tế bào thần kinh phản chiếu” của chúng. Từ đó, khiến trẻ phản ứng tương tự. “Giận dữ sinh ra giận dữ và việc bị la mắng khiến trẻ muốn hét lại với cha mẹ”, Tiến sĩ Shrand nhấn mạnh.
Phải làm gì với sự tức giận thay vì la hét?
Bước đầu tiên để thay đổi cách xử lý cảm xúc là tìm kiếm sự trợ giúp chuyên môn. Phụ huynh có thể có một số mối lo ngại tiềm ẩn về sức khỏe góp phần gây ra cảm xúc của mình, như thiếu hụt vitamin, tình trạng tuyến giáp, mất cân bằng hormone hoặc các vấn đề về sức khỏe tâm thần sau sinh.
Bước thứ hai sẽ là giải quyết tình huống tức giận ngay lập tức bằng cách thừa nhận nó. Cha mẹ thậm chí có thể làm điều này thành tiếng nếu bạn muốn. Việc nhận ra sự tức giận của mình thực sự là một bước mạnh mẽ giúp thay đổi bộ não vào thời điểm đó.
Tiến sĩ Shrand nói: “Thời điểm nhận ra sự tức giận của mình, bạn sẽ kích hoạt vỏ não trước trán và làm gián đoạn những cảm xúc của mình”. Đó là việc đưa bộ não từ chế độ cảm giác sang chế độ suy nghĩ.
Tiến sĩ Markham giải thích, sau khi bình tĩnh lại, cha mẹ sẵn sàng xoa dịu tình hình thay vì làm mọi việc trầm trọng hơn. Điều này có nghĩa là nên tiếp cận tình huống khiến bản thân khó chịu ngay từ đầu một cách bình tĩnh. Đồng thời, lưu tâm bằng cách nói những điều như: “Hãy thử làm lại”.
Tất nhiên, việc kiềm chế để ngừng la hét đòi hỏi cha mẹ cần phải đầu tư công sức. Đối với hầu hết chúng ta, phải mất rất nhiều thời gian và luyện tập để chấm dứt hành vi vô ích và có hại này.
Tiến sĩ Markham cho biết, việc không la mắng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi phụ huynh có mối liên hệ chặt chẽ với con mình. Xét cho cùng, tận hưởng và đánh giá cao con người thật của trẻ cũng khiến việc nuôi dạy con trở nên trọn vẹn hơn đối với các cha mẹ.
Theo Parents