Vì sao đến thời nay, mẹ chồng vẫn là nỗi ám ảnh muôn đời của nàng dâu Việt?

Muôn đời vẫn thế câu chuyện mẹ chồng - nàng dâu vẫn là nỗi ám ảnh của phụ nữ Việt Nam khi bước chân vào ngưỡng cửa hôn nhân.

Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu - câu chuyện chẳng có hồi kết

Lượn một vòng quanh các website dành cho phụ nữ, các diễn đàn tâm sự không khó để bắt gặp những câu chuyện của cô A, chị B nào đó gặp phải mẹ chồng khó tính, xét nét, đối xử bất công. Bởi vậy nên, khi bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” lên sóng nó đã tạo nên một cơn sốt không hề nhỏ trong cộng động eva.

Mặc dù là câu chuyện muôn thuở lúc nào cũng nóng nhưng những tình tiết trong phim đã phản ánh trần trụi mối quan hệ “bằng mặt không bằng lòng” giữa mẹ chồng và nàng dâu. Người xưa có câu “khác máu tanh lòng” vì thế để mẹ chồng và con dâu thương yêu, đồng cảm với nhau là điều không dễ một chút nào. Bởi giữa họ vẫn luôn tồn tại một rào cản vô hình khó lòng mà phá vỡ được. Mà nguyên nhân chính là do tâm lý của các bà mẹ chồng vẫn luôn xem vợ của con trai là “con dâu”, là người ngoài chứ không phải là “con” của mình.


Mẹ chồng - nỗi ám ảnh của nàng dâu Việt

Mẹ chồng luôn xem con dâu là người dưng

Cùng với đó bà mẹ “thương con vô địch thiên hạ” sẽ muốn kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống của con mình. Họ lo lắng người vợ sẽ không chăm lo tốt nhất cho con mình hay sẽ “cưỡi đầu, cưỡi cổ” chồng nên luôn thủ sẵn tâm lý phải ra tay dạy dỗ “dằn mặt” cô con dâu. Tình tiết mẹ chồng nhảy bổ vào phòng riêng của con trong đêm tân hôn và hét toáng lên: "Tại sao cô lại dám cưỡi lên người con tôi..." tuy hơi cường điệu nhưng nó lại làm bật lên một sự thật rằng rất nhiều bà mẹ chồng đang can thiệt quá sâu vào cuộc sống riêng của con cái mình. Từ việc chuẩn bị đám cưới, sống chung – sống riêng, ăn uống cho đến tiền bạc, con cái, phân chia công việc nhà….

Mẹ chồng quá quắt khiến con dâu cảm thấy ngột ngạt, bức bí

Không chỉ xem con dâu là người ngoài, nhiều bà mẹ chồng vẫn giữ quan điểm cổ hũ lạc hậu là việc nhà chỉ dành cho phụ nữ. Những câu đại loại như: "Ở nhà này phụ nữ chết hết sao để đàn ông vào bếp", “là phụ nữ thì phải biết nữ công gia chánh, dọn dẹp nhà cửa”… là điều mà đa số cô dâu thường được nghe khi bước chân vào nhà chồng.


Thật buồn là nhiều khi người đàn ông trong nhà lại góp phần đẩy mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu lên cao

Các bà mẹ chồng ngày nay không chịu hiểu rằng xã hội đã khác xưa rất nhiều. Các cô con dâu của họ cũng phải làm việc cật lực 8 tiếng một ngày thậm chí hơn để lo cho gia đình như bao người đàn ông khác. Và thật bất công khi bắt họ phải gánh hết tất cả công việc nhà trong khi chồng nằm ườn ra xem tivi, đọc báo. Những bà mẹ chồng chỉ lo lắng, xót xa khi con trai họ phải làm việc lăn lội ngoài xã hội mà không hề xót thương, cảm thông cho những vất vả mà người con dâu phải chịu.

Mẫu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu xuất phát từ sự quá quắt, ích kỷ của mẹ chồng

Bên cạnh đó có những bà mẹ chồng còn can thiệp sâu vào tự do cá nhân của con dâu. Từ việc con dâu ă gì, uống gì, mặc gì, đi đâu, giao lưu làm bạn với ai cũng đều bị xen nét, theo dõi từng ly, từng tí một. Đặc biệt, họ cũng không “ngần ngại” can dự vào việc nuôi dạy con cái, cháu chắt. Chuyện bà chiều cháu quá mức hay áp dụng những kinh nghiệm từ thời xưa để chăm sóc trẻ con … không phải là hiếm. Những điều này càng tạo thêm những mâu thuẫn, hố sâu ngăn cách mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Thế nên câu nói “Mẹ chồng nào có thương dâu bao giờ” đến thời hiện tại vẫn còn nguyên giá trị.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU