Bệnh nhân nam phi công vui vẻ trò chuyện với các thành viên của Tiểu ban Điều trị, tổ công tác bệnh nhân nặng và các y bác sĩ chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân thời gian qua, đồng thời tập thử lực chân ngay trên giường bệnh
Trong quá trình điều trị, đã có những lúc, sức khoẻ của nam phi công gần như rơi vào tình trạng nguy kịch khi phổi đông đặc gần 90%, liên tục có kết quả xét nghiệm âm tính rồi lại dương tính với SARS-COV-2, bệnh nhân đã phải can thiệp ECMO, sử dụng máy thở nhiều ngày, lọc máu... Thậm chí Bộ Y tế còn phải nhập khẩu thuốc điều trị rối loạn đông máu từ nước ngoài về để điều trị cho bệnh nhân vì anh không tương thích với các thuốc rối loạn đông máu hiện có trong nước.
Tiểu ban Điều trị và các chuyên gia đầu ngành truyền nhiễm, hô hấp, tim mạch, ngoại, hồi sức... đã tổ chức nhiều cuộc hội chẩn quốc gia để bàn các giải pháp, biện pháp cũng như phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn sức khoẻ của nam phi công.
Thậm chí phương án ghép phổi cũng đã được đưa ra, đã có trên 50 người dân Việt Nam tình nguyện đăng ký hiến một phần lá phổi để cứu bệnh nhân nam phi công, tuy nhiên, với sự nỗ lực, nhiệt tâm của các y bác sĩ, sự hỗ trợ 24/24 của các chuyên gia từ xa... sức khoẻ nam phi công đã tiến triển ngoạn mục, phương án ghép phổi đã không phải thực hiện... Bệnh nhân đã đủ điều kiện sức khoẻ trên chuyến bay kéo dài 12 tiếng từ Hà Nội về Anh vào ngày 12/7 tới đây.
Ngày hồi hương của anh đang rất gần, chỉ còn 6 tuần nữa anh sẽ có một chuyến bay dài 12 tiếng để trở với quê hương...