Nếu bạn có một bí mật mà bạn nghĩ mình nên chia sẻ nhưng lại không chắc chắn về nó, hãy nhìn vào phản ứng cơ thể của chính bạn khi che giấu bí mật đó.
Nếu huyết áp của bạn tăng lên, hoặc bạn thấy mình chớp mắt nhanh hơn, hơi thở nặng nề hơn hoặc đổ mồ hôi nhiều hơn, thì đây có thể là những manh mối cho thấy bạn nên chia sẻ bí mật cụ thể đó.
Nếu bạn giữ bí mật vì không muốn phải chịu trách nhiệm, điều này có thể tạo ra vấn đề trong hôn nhân. Việc che giấu sự thật hoặc thông tin mà vợ/chồng bạn cần biết khi đưa ra quyết định là hành vi thao túng có hại.
Những bí mật có thể làm tổn thương cuộc hôn nhân của bạn thường liên quan đến: có tình nhân bên ngoài, vấn đề việc làm, các vấn đề pháp luật, tiền cho vay, nói dối về cách bạn tiêu tiền,...
Nếu bạn quyết định chia sẻ bí mật với đối tác, một số chiến lược có thể giúp cuộc trò chuyện này trở nên dễ dàng hơn cho cả hai người.
Chuẩn bị tâm lý
Trước khi bắt đầu, hãy chấp nhận rằng đây có thể là một cuộc nói chuyện đầy thách thức hoặc thậm chí căng thẳng. Nó có thể dẫn đến tổn thương hoặc tức giận tùy thuộc vào những gì bạn chia sẻ.
Bạn có thể cảm thấy phòng thủ hoặc cả hai đều trở nên xúc động. Hiểu điều này ngay từ đầu sẽ giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng để xử lý tình huống phát sinh trong những cuộc trò chuyện khó khăn.
Chọn đúng thời điểm
Đừng chia sẻ bí mật khi cả hai người đều mệt mỏi, bị áp lực về thời gian hoặc tâm trí không ổn định. Hãy thống nhất thời điểm trò chuyện khi cả hai có thể tập trung mà không bị phân tâm.
Không bào chữa
Nếu bạn chia sẻ điều gì đó thể hiện sự vi phạm lòng tin hoặc ranh giới trong mối quan hệ, điều cần thiết là phải trung thực và sẵn sàng giải thích những gì đã xảy ra mà không cố bào chữa cho hành động của mình. Thẳng thắn và cởi mở là điều quan trọng nếu bạn muốn lấy lại lòng tin của đối tác.
Sự trung thực và tin tưởng là yếu tố rất quan trọng cho sự thành công của hôn nhân, nhưng đó cũng là một ranh giới mong manh nếu những bí mật không được xử lý khéo léo.
Theo Verywellmind.com