Những bức vẽ của Suchin
Theo các chuyên gia tâm lý học, trái với xu hướng ngăn cấm, cha mẹ thậm chí còn phải hỗ trợ tích cực cho giai đoạn thích vẽ bậy này vì sự phát triển lâu dài của con. Trẻ sẽ thông minh, có óc quan sát, phát triển khả năng thẩm mỹ và tính sáng tạo.
Nếu trẻ sống trong một môi trường mà trẻ không thể tự do vẽ bậy thì cho dù có dạy đến đâu, trẻ cũng không thể vẽ được những bức tranh đầy sáng tạo. Quá trình nhìn, suy nghĩ, vẽ tranh, sửa đổi và kiểm tra lại của trẻ là một quá trình phát triển trí não liên tục. Có lẽ đó là một quá trình rất ngắn trong mắt cha mẹ, nhưng nó là một dòng chảy trơn tru có thể được hình thành bởi bộ não nhỏ của trẻ.
Thay vì chỉ đạo con không tạo ra những bức tranh nguệch ngoạc nhem nhuốc… theo trường phái "trừu tượng", thì cha mẹ cần để trẻ "lãnh đạo" và hỗ trợ con bằng cách khuyến khích trong suốt quá trình này. Ngoài ra, phụ huynh có thể cố gắng hiểu suy nghĩ bên trong của trẻ, nếu không hiểu thì cứ hỏi con, sử dụng câu chuyện để truyền cảm hứng cho trẻ, để trẻ có thể mở rộng suy nghĩ và thể hiện nó trong tranh.
Bạn đừng tập trung vào kết quả của "tác phẩm nghệ thuật". Mục đích của việc này không phải là kiểm tra xem con có thể tạo được những tác phẩm tuyệt đẹp hay không mà là cho phép con khám phá một cách vui vẻ tất cả các công cụ.
Cha mẹ có thể mua cho con giấy, bảng, hay một cuốn sổ riêng như Đàm Thu Trang để bé được thỏa sức vẽ. Nếu con bạn hay vẽ lên tường, hãy "ưu tiên" con bằng cách đặt một tấm bảng đủ lớn để con được vẽ theo cách chúng thích.
Bạn có thể quy định một số nơi con không được vẽ như ở nơi công cộng, trong nhà người khác hay tại trường. Đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt về nơi con có thể diễn tả khả năng sáng tạo bắt đầu nảy nở của mình. Dần dà, trẻ sẽ có ý thức về việc vẽ đúng nơi quy định nhưng vẫn phát huy được tính sáng tạo và trí tưởng tượng của mình.