Do Thái
Do Thái là một trong những dân tộc ưu tú và xuất sắc trên thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng người Do Thái rất coi trọng giáo dục gia đình, rất quan tâm đến thuyết Thai giáo học và Giáo dục sớm. Điều đặc biệt hơn là điều này đã được lưu truyền lại trong kinh Tohran và kinh Talmudh của người Do Thái từ lâu đời.
Với người Do Thái, “Trong cuộc đời con người không có gì quan trọng hơn là được giáo dục từ nhỏ, chúng ta nên tìm mọi cách để trí tuệ, khả năng của trẻ được phát huy tối đa”. Vì vậy, cha mẹ người Do Thái qua nhiều thế hệ luôn coi trọng sự phát triển tiềm năng, bồi dưỡng khả năng thiên phú cho con và cho rằng trẻ từ 0 - 6 tuổi là thời kỳ đại não phát triển nhanh nhất, trẻ tiếp thu kiến thức nhanh nhất, giáo dục sớm chính là giúp con cái phát triển hết năng lực đang tiềm ẩn, đặt nền tảng vững chắc cho con sau này.
Người Do Thái quan niệm: "Quan trọng nhất là được giáo dục từ nhỏ".
Nhật Bản
Trẻ em Nhật được giáo dục về đạo đức không chỉ từ gia đình, nhà trường mà còn bởi xã hội.. Học sinh từ khi học Mẫu giáo đã được rèn luyện thực hành đạo đức ngay trong các hoạt động hàng ngày như các quy tắc ứng xử, cách chào hỏi, cảm ơn cha mẹ, thầy cô, người trên tuổi và bạn bè. Mỗi buổi sáng, trẻ xếp hàng trong lớp, trân trọng chào giáo viên trước khi bắt đầu ngày mới.
Trong quá trình học và chơi, trẻ được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng các lời “cám ơn” và “xin lỗi” trong các tình huống phù hợp. Cha mẹ người Nhật Bản còn có một số nguyên tắc nuôi dạy con như: Thông minh, học giỏi là một điều tốt, nhưng quan trong hơn là cần có nhân cách tốt.
Thông minh, học giỏi là một điều tốt, nhưng quan trong hơn là cần có nhân cách tốt
Họ rất quan tâm đến môi trường nuôi dạy con cái; không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu; tôn trọng trẻ em, luôn nói sự thật, không nói dối với người khác trước mặt con trẻ; chế độ ăn uống cho con phải cân bằng, không ép con ăn; bữa ăn phải được diễn ra trên ghế ăn và bàn ănShichida là người khởi xướng phương cách giáo dục cân bằng giữa não phải và não trái, hiện nay phương pháp giáo dục này đang được thịnh hành tại Nhật Bản.
Mỹ
Cha mẹ người Mỹ quan tâm giáo dục cho con cái ngay từ khi còn nhỏ tính độc lập, tự chủ và tôn trọng tự do cá nhân, vai trò cá nhân, thông qua việc rèn luyện để con ngủ một mình từ khi 6-7 tháng tuổi; tự đứng lên khi vấp ngã; tự mặc quần áo, tự xúc ăn khi còn nhỏ; tham gia cắm trại hè hoặc đi du lịch mà không cần cha mẹ ở bên cạnh; không ngăn cấm con tham gia những trò chơi mạo hiểm; khuyến khích con dũng cảm giành lấy những thứ thuộc về mình; con được quyết định mọi vần đề liên quan đến bản thân và phải tự chịu trách nhiệm về những lựa chọn đó.
Một gia đình người Mỹ điển hình
Họ luôn nhấn mạnh làm người phải độc lập, phải “việc mình mình làm” chỉ có như vậy mới rèn luyện được khả năng sinh tồn, độc lập, không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác và trở thành một cá thể độc lập trong xã hội. Để thực hiện được những điều đó họ thường đặt ra những thỏa thuận hợp lý, những nguyên tắc và thảo luận với trẻ; làm mẫu cho con, khuyến khích con mọi lúc, mọi nơi; và nới tay để con tự làm. Cha mẹ người Mỹ yêu con cái nhưng không nuông chiều, ngược lại còn rất nghiêm khắc (thậm chí một số người còn cho là hơi tàn nhẫn) và luôn giữ vững nguyên tắc trong giáo dục trẻ.
Thụy Điển
Hệ thống phúc lợi xã hội của quốc gia này cho phép nhiều bậc phụ huynh kéo dài kỳ nghỉ sau sinh của họ, nhờ đó những đứa trẻ mới chào đời được ở bên bố mẹ toàn thời gian đến khi được 1 tuổi. Khi con lớn hơn và đi nhà trẻ, hình ảnh những ông bố địu con từ nhà trẻ về nhà sau khi tan làm đã dần dần trở nên phổ biến ở quốc gia này.
Tư tưởng tiến bộ của người Thụy Điển cũng bao hàm vấn đề thưởng phạt trẻ nhỏ. Năm 1979, quốc gia này đã ban hành một bộ luật nhằm hạn chế nghiêm ngặt các hình thức trừng phạt cá nhân, thậm chí quy định bố mẹ cũng không được phép trừng phạt con cái.
Italia
“Ở đất nước Italia, những ông bố bà mẹ dường như nuôi dạy con cái với tất cả tình yêu họ có thể thể hiện. Tôi được biết những bà mẹ người Italia luôn rất tình cảm, nhưng vẫn ngạc nhiên khi được tận mắt chứng kiến điều đó. Thậm chí là những ông bố, họ chẳng ngần ngại khi nói những câu như “Các con của tôi rất đáng yêu” hay ôm hôn bọn trẻ ở trước mặt nhiều người”, một chuyên gia Nhật Bản nhận xét.
Pháp
Người Pháp thì nghiêm khắc hơn hẳn. Thứ nhất, nhiều bậc phụ huynh luôn theo sát thời gian biểu cho các bữa ăn của trẻ. Thứ hai, bố mẹ người Pháp chỉ ngủ chung giường với trẻ đến khi trẻ ba tháng tuổi. Một vài lý do để giải thích bao gồm: khuyến khích tính độc lập ở trẻ ngay từ khi còn nhỏ, tránh làm trẻ nghẹt thở nếu vô tình nằm đè lên trẻ, và tất nhiên là để bố mẹ bắt đầu lại “cuộc sống bình thường”. Từ 3 tháng tuổi trở đi, trẻ nhỏ ở Pháp được bố mẹ tách riêng khi ngủ với lý do quan trọng là nhằm hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra khi bố mẹ nằm đè lên trẻ khi ngủ.
Đức
Quan điểm của người Đức cũng không có nhiều khác biệt, họ tập cho trẻ ngủ một mình trong cũi, và họ không bế con lên dỗ dành ngay khi đứa trẻ đó khóc. Và họ để dành sự quan tâm đến các con theo nhiều cách khác.